Hiển thị các bài đăng có nhãn Bào chế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bào chế. Hiển thị tất cả bài đăng

Phân biệt độ cồn, độ cồn thực, độ cồn biểu kiến

Trong các loại cồn, cồn etylic (C2H5OH) được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành Dược. Nó có thể hoà tan các acid, các kiềm hữu cơ, các ancaloid và muối của chúng.
Phân biệt độ cồn, độ cồn thực, độ cồn biểu kiến


Đặc điểm của cồn etylic

Cồn có ưu điểm là có tác dụng sát trùng. Một số dược chất vững bền trong cồn hơn là nước. Còn có tác dụng bảo quản và góp phần vào việc tăng cường tác dụng điều trị của thuốc.

Nhược điểm của cồn là không hoàn toàn trơ về mặt dược lý, dễ bay hơi, dễ cháy làm đông vón anbumin, các enzym và dễ bị oxy hoá.

Cần chú ý, khi trộn lẫn etylic với nước sẽ có hiện tượng toả nhiệt và thể tích hỗn hợp thu được nhỏ hơn tổng thể tích của cồn và nước tham gia vào hỗn hợp.

Phân biệt độ cồn, độ cồn thực, độ cồn biểu kiến

  • Độ cồn: là số mililit ethanol nguyên chất có trong 100 mililit dung dịch cồn.
  • Độ cồn thực: là độ cồn đo được bằng alcol kế ở nhiệt độ 150C.
  • Độ cồn biểu kiến: là độ cồn đo được bằng alcol kế không phải ở nhiệt độ 150C.
Trong thực tế cồn đo được thường là độ cồn biểu kiến, nên cần phải chuyển sang độ cồn thực bằng một trong hai cách sau:

Nếu độ cồn biểu kiến nhỏ hơn 560 thì áp dụng công thức qui đổi sau:
T = B – 0,4 (t0C – 150C)
Trong đó: T : độ cồn thực cần xác định
B : độ cồn biểu kiến đo được
t0C : nhiệt độ của cồn lúc đo
0,4 : hệ số điều chỉnh

Ví dụ 1 : Độ cồn đo được là 420 ở 100 C, thì độ cồn thực sẽ là:
T = 42 – 0,4 (10 – 15) = 440
Ví dụ 2 : Độ cồn đo được là 500 ở 250 C, thì độ cồn thực sẽ là:
T = 50 – 0,4 (25 – 15) = 460

Nếu độ cồn biểu kiến lớn hơn 560, thì ta phải tra “bảng tìm độ cồn thực” ở DĐVN hoặc các tài liệu chuyên môn khác (Bảng Gaylucssac).
Ví dụ 3 : Độ cồn đo được 600 ở 200C, tra bảng sẽ được độ cồn thực là 58,20.

Khái niệm "Hòa tan" & "Độ hòa tan"

Hòa tan là phân tán một chất hay nhiều chất vào trong một môi trường phân tán lỏng để được một hệ đồng nhất gọi là dung dịch. Chất bị phân tán gọi là chất tan. Môi trường phân tán gọi là dung môi. Chất tan được chiếm tỷ lệ nhỏ hơn dung môi, có thể là chất rắn (đường, muối), chất lỏng (cồn, tinh dầu) hoặc đôi khi có thể là chất khí (CO2, NO2).

Độ hòa tan là gì

Độ hòa tan là gì

Độ hòa tan của một chất là lượng tối đa của chất đó tan được trong một đơn vị thể tích dung môi ở một nhiệt độ nhất định. Một dung dịch như thế gọi là dung dịch bão hòa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và quá trình hòa tan

Các đặc tính lý hóa của chất tan và dung môi:
  • Những chất có nhiều nhóm thân nước hòa tan nhiều trong dung môi phân cực. Những chất kỵ nước hòa tan trong những dung môi không phân cực.
  • Nhiệt độ: Trong đa số trường hợp nhiệt độ không những làm tăng tốc độ hòa tan mà còn làm tăng độ tan của dược chất trong dung môi (ví dụ : AgNO3,có nồng độ bão hòa trong nước ở 300C là 74% nhưng ở 1000C là 90%. Tuy nhiên không thể làm tăng độ hòa tan bằng cách tăng nhiệt độ khi hợp chất tan là các chất dể bay hơi hay không bền ở nhiệt.
  • Áp suất bề mặt của dung môi cũng ảnh hưởng đến quá trình hòa tan.
  • Sự có mặt của chất trung gian hòa tan làm cho sự hòa tan thuận lợi bằng những cơ chế khác nhau. Thí dụ Natri salicylat và Natri benzoat giúp cafein hòa tan dễ dàng trong nước. Iod khó tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dich Kaliiodid.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: khuấy trộn, siêu âm làm tăng độ hòa tan, PH làm tăng độ hòa tan...

Phân loại và cách sử dụng các dụng cụ nghiền tán

Các dụng cụ nghiền tán: Cối chày, máy nghiền tán.

Cối chày sứ

Cối chày

Ở phòng thí nghiệm, cối chày được dùng chủ yếu để nghiền tán và trộn đều các chất rắn, đôi khi còn được dùng để nghiền hòa tan các chất khó tan.

Phân loại:
Cối chày có nhiều cỡ và nhiều loại khác nhau, khi dùng phải lựa chọn cối chày có dung tích và bản chất phù hợp với chất cần được nghiền tán.
Các loại cối chày:
  • Cối chày bằng kim loại (đồng, sắt) tán các chất là thảo mộc, động vật, khoáng vật rắn.
  • Cối chày bằng sành sứ tán trộn các chất là hóa chất.
  • Cối chày thủy tinh tán các chất có tính oxy hóa, chất ăn mòn, hấp phụ.
  • Cối chày làm bằng mã não nghiền tán các chất cần có độ mịn cao.
Thao tác:
Nghiền tán: cho chày di chuyển rộng trong lòng cối, có thể bắt đầu từ tâm của đáy cối rồi lan rộng ra thành cối hoặc từ thành cối đi vào đáy cối,đồng thời phải tạo một lực mạnh lên khối bột.

Các máy nghiền tán

Được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, bao gồm:
  • Máy nghiền bi
  • Máy búa, máy xay búa
  • Máy xay vòng đinh.

Kỹ thuật sử dụng các dụng cụ đong đo trong bào chế

Sử dụng các dụng cụ đong thể tích

Xem thêm: Các loại cân thường dùng trong bào chế

Kỹ thuật sử dụng các dụng cụ đong đo trong bào chế

  • Đong chất lỏng không màu thì rót từ từ chất lỏng vào ống đong đến gần ngang vạch cần đong, sau thêm từng giọt theo đũa thủy tinh vào thành ống đong đến mức vòng cung mặt thoáng của chất lỏng ngang vạch.
  • Đong chất lỏng có màu thì tương tự như trên, nhưng chỉ cần cho đến mức mặt thoáng của chất lỏng ngang vạch cần đong là được.
  • Nếu đong chất lỏng là chất độc, acid mạnh, chất gây kích ứng thì phải dùng ống hút có quả bóp cao su để lấy chất lỏng đó trong tủ hốt.
  • Đối với dung dịch mới pha cần phải để ổn định mới đọc kết quả để tránh sai số do co thể tích (như pha cồn).
  • Sử dụng ống hút, ống hút nhỏ giọt phải cầm thẳng đứng, nhỏ từ từ từng giọt kế tiếp nhau.
  • Khi dùng xong, phải rửa sạch các dụng cụ ngay, tráng nước cất, làm khô, đặt vào các giá chuyên dùng và tránh bụi.

Sử dụng các dụng cụ đo tỷ trọng

  • Chuẩn bị dụng cụ đo, nhiệt kế, ống đong thích hợp.
  • Rót chất lỏng vào ống đong thích hợp.
  • Thả từ từ dụng cụ đo theo chiều thẳng đứng vào giữa ống đong tới khi chạm đáy ống, buông tay nhẹ nhàng, không cho dụng cụ đo chạm vào thành ống.
  • Nhúng nhiệt kế vào chất lỏng trong ống đong (cho ngập quá bầu thủy ngân), theo dõi nhiệt độ đến mức ổn định, đọc và ghi nhiệt độ trên nhiệt kế.
  • Đọc và ghi kết quả ở dụng cụ đo.
  • Đối chiếu bảng, tính kết quả.
  • Rửa sạch dụng cụ, sắp xếp gọn gàng.

Các loại cân thường dùng trong bào chế

Nội dung bài các loại cân thường dùng trong bào chế gồm 2 phần:
bào chế

CÁC LOẠI CÂN THƯỜNG DÙNG

Cân phân tích:
  • Sức cân tối đa 200g
  • Sai số < 0,1mg
  • Cân phân tích có các kiểu cân một quang, cân hai quang, có dùng điện và không dùng điện.
Cân kỹ thuật: (thường sử dụng trong bào chế)
  • Sức cân tối đa 200g
  • Độ chính xác 0,02 – 0,05g
  • Có các kiểu cân: cân đĩa (cân Roberval), cân quang (cân Trébuchet).
Cách đọc thăng bằng cân:
  • Cân đĩa: Đòn cân nằm ngang và kim chỉ số 0
  • Cân quang: Kim dao động đối xứng qua số 0.
Cân thường: có nhiều loại
  • Loại nhỏ: sức cân 500g, độ chính xác 0,5g
  • Loại lớn: sức cân 5 – 10kg, độ chính xác 5 – 10g
  • Các kiểu gồm: cân đĩa, cân đồng hồ, cân đòn

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂN

  • Lau cân sạch sẽ.
  • Lót đĩa cân bằng giấy trắng, sạch có xếp chéo.
  • Khi cân phải ngồi, đứng chính diện với bảng chia độ của cân.
  • Dùng kẹp để gắp quả cân.
  • Khi cầm các chai hóa chất, nhãn chai phải hướng lên trên để dễ nhìn tiện kiểm soát và hóa chất không dính nhãn.
  • Lấy hóa chất rắn bằng vẩy mica, carton...
  • Lấy hóa chất lỏng bằng đũa thủy tinh, pipette, hoặc becher.
  • Các hóa chất dễ chảy lỏng, các chất oxy hóa mạnh phải cân trên mặt kính đồng hồ.
  • Thêm bớt hóa chất, quả cân phải nhẹ nhàng.
  • Không được thêm bớt các quả cân hoặc vật cân khi cân chưa ở trạng thái nghỉ.
  • Khi thả cân nghỉ hay cho cân dao động phải làm nhẹ nhàng tránh hư hại cho cân.
  • Xem kết quả thăng bằng khi kim chỉ số 0 hoặc khi kim dao động quanh vị trí 0.
Xem nhiều hơn trong: BÀO CHẾ

Bào chế học là gì? Nội dung nghiên cứu của môn bào chế

Định nghĩa bào chế học là gì

Bào chế học là môn khoa học chuyên nghiên cứu cơ sở lý luận & kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản các dạng thuốc & các chế phẩm bào chế.
Bào chế học là gì?

Nội dung nghiên cứu của môn bào chế

Mỗi một dược chất ít khi dùng một mình mà thường kèm theo những chất phụ (tá dược) vì vậy nghiên cứu kỹ thuật điều chế thuốc gồm:
  • Xây dựng công thức: dược chất và tá dược (lượng dược chất, tá dược, tỷ lệ).
  • Xây dựng qui trình bào chế các dạng thuốc: thuốc mỡ, thuốc tiêm, thuốc viên...
  • Nghiên cứu kiểm tra chất lượng các chế phẩm của các dạng thuốc.
  • Nghiên cứu bao bì đóng gói và bảo quản các dạng thuốc.
  • Sử dụng và đổi mới trang thiết bị phục vụ chế biến, bào chế...

Mục tiêu của môn bào chế

  • Nghiên cứu dạng bào chế phù hợp với mỗi dược chất cho việc điều trị bệnh.
  • Nghiên cứu kỹ thuật bào chế các dạng thuốc bảo đảm tính hiệu nghiệm, tính không độc hại và độ ổn định của thuốc.
  • Xây dựng ngành bào chế học Việt Nam khoa học, hiện đại, dựa trên thành tựu y dược học thế giới và vốn dược học cổ truyền dân tộc.
Bạn muốn tìm hiểu thêm nữa về thuốc, hãy xem trong: BÀO CHẾ

Lịch sử phát triển của ngành bào chế học thế giới

Lịch sử môn học bào chế gắn liền với lịch sử của ngành dược học và y học nói chung. Trong thời kỳ Thượng cổ việc chế biến và dùng thuốc chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình hay thị tộc do gia trưởng hay tộc trưởng đảm nhận.

Lịch sử phát triển của ngành bào chế học thế giới

Cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người, dần dần những hoạt động này trở thành một chức trách xã hội do những người chuyên nghiệp phụ trách.

Xem thêm: Lịch sử phát triển của ngành bào chế Việt Nam

Thời kỳ tôn giáo
Các tài liệu như “Bản thảo thần nông” của Trung Quốc, “Vedas” của Ấn độ, “Ebers” của Ai cập… đã mô tả các dạng thuốc giống như thuốc bột, thuốc viên, thuốc cao, cao dán…

Thường thường các phương pháp trị liệu thô sơ này được khoác lên một cái vỏ huyền bí của tôn giáo và đây là trở lực chính đối với sự phát triển của nền y dược học trong thời kỳ này.

Thời kỳ triết học
Bao trùm lên thời kỳ này là danh tiếng của các thầy thuốc người Hy lạp và La mã như Platon, Socrat, Aristot, họ nhận thấy không thể tách rời y dược học với việc nghiên cứu con người, song họ vẫn còn nghiêng về lý thuyết nhiều hơn.

Năm 400 trước Công nguyên, Hypocrat là người đầu tiên đưa khoa học vào thực hành y học, ông chủ trương rằng lý luận phải dựa trên thực nghiệm. Tất cả các kiến thức của Hypocrat được tổng hợp trong từ điển “Bách khoa Y học”, sách này vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tận thế kỷ XVII sau này.

Từ 131 – 210 sau Công nguyên, Galien đã viết nhiều sách về y học, về thành phần của thuốc (dựa trên 4 tính: nóng, lạnh, khô, ẩm). Chính ông là người đầu tiên đề ra các công thức và cách điều chế thuốc dùng trong điều trị bệnh và phân loại các thuốc men. Dó đó ông được coi là người đặt nền móng cho ngành dược nói chung và môn bào chế học nói riêng và người ta đã lấy tên ông đặt cho môn bào chế học (Pharmacie galénique).

Thời kỳ thực nghiệm
Trong thời kỳ này các cuộc tranh luận suông đã dần dần được thay thế bằng những bài mô tả dựa trên quan sát và trên thực nghiệm.

Càng ngày người ta càng thấy rằng phải khảo sát các chất qua thực nghiệm rồi mới dùng để làm thuốc. Các thuốc có nguồn gốc hóa học được sử dụng ngày càng nhiều đã dẫn đến sự xuất hiện và phát triển một số hoạt động mới khác, làm cho ngành Dược phân biệt hẳn với ngành y. Ngành dược trở thành một ngành độc lập.

Thời kỳ khoa học
Từ thế kỷ XIX trở đi ngành dược nói chung và môn bào chế học nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy so với các thời kỳ trước nhờ sự phát triển những tiến bộ của các ngành có liên quan như hóa học, vật lý, sinh học…

Người ta đã bắt đầu thử tác dụng chữa bệnh của các hợp chất tự nhiên, các dược liệu và trình bày chúng dưới các dạng bào chế, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu xem trạng thái vật lý và tính chất hoá học của dược chất, các chất phụ gia.

Nói cách khác, bào chế học đã đi sâu nghiên cứu từng dược chất, tìm ra dạng thuốc mới cho tác dụng dược lý tốt nhất trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của các ngành khoa học kỹ thuật có liên quan và các kết quả nghiên cứu về sinh dược học, nhiều dạng thuốc mới đã ra đời như dạng thuốc có tác dụng kéo dài, thuốc viên nhiều lớp giải phóng các dược chất ở những thời điểm khác nhau...

Ngành công nghiệp dược phẩm ra đời.