Phân biệt độ cồn, độ cồn thực, độ cồn biểu kiến

Trong các loại cồn, cồn etylic (C2H5OH) được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành Dược. Nó có thể hoà tan các acid, các kiềm hữu cơ, các ancaloid và muối của chúng.


Phân biệt độ cồn, độ cồn thực, độ cồn biểu kiến


Đặc điểm của cồn etylic

Cồn có ưu điểm là có tác dụng sát trùng. Một số dược chất vững bền trong cồn hơn là nước. Còn có tác dụng bảo quản và góp phần vào việc tăng cường tác dụng điều trị của thuốc.

Nhược điểm của cồn là không hoàn toàn trơ về mặt dược lý, dễ bay hơi, dễ cháy làm đông vón anbumin, các enzym và dễ bị oxy hoá.

Cần chú ý, khi trộn lẫn etylic với nước sẽ có hiện tượng toả nhiệt và thể tích hỗn hợp thu được nhỏ hơn tổng thể tích của cồn và nước tham gia vào hỗn hợp.

Phân biệt độ cồn, độ cồn thực, độ cồn biểu kiến

  • Độ cồn: là số mililit ethanol nguyên chất có trong 100 mililit dung dịch cồn.
  • Độ cồn thực: là độ cồn đo được bằng alcol kế ở nhiệt độ 150C.
  • Độ cồn biểu kiến: là độ cồn đo được bằng alcol kế không phải ở nhiệt độ 150C.
Trong thực tế cồn đo được thường là độ cồn biểu kiến, nên cần phải chuyển sang độ cồn thực bằng một trong hai cách sau:

Nếu độ cồn biểu kiến nhỏ hơn 560 thì áp dụng công thức qui đổi sau:
T = B – 0,4 (t0C – 150C)
Trong đó: T : độ cồn thực cần xác định
B : độ cồn biểu kiến đo được
t0C : nhiệt độ của cồn lúc đo
0,4 : hệ số điều chỉnh

Ví dụ 1 : Độ cồn đo được là 420 ở 100 C, thì độ cồn thực sẽ là:
T = 42 – 0,4 (10 – 15) = 440
Ví dụ 2 : Độ cồn đo được là 500 ở 250 C, thì độ cồn thực sẽ là:
T = 50 – 0,4 (25 – 15) = 460

Nếu độ cồn biểu kiến lớn hơn 560, thì ta phải tra “bảng tìm độ cồn thực” ở DĐVN hoặc các tài liệu chuyên môn khác (Bảng Gaylucssac).
Ví dụ 3 : Độ cồn đo được 600 ở 200C, tra bảng sẽ được độ cồn thực là 58,20.