Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Danh mục thuốc kê đơn

Danh mục thuốc kê đơn

Danh mục thuốc kê đơn gồm 30 danh mục thuốc sau:
  1. Thuốc gây nghiện; 
  2. Thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc; 
  3. Thuốc gây mê; 
  4. Xem nhiều hơn về THUỐC

  5. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid trừ acetylsalicylic acid (Aspirin) và paracetamol; 
  6. Thuốc điều trị bệnh Gút; 
  7. Thuốc cấp cứu và chống độc; 
  8. Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá; 
  9. Thuốc kháng sinh; 
  10. Thuốc điều trị virút; 
  11. Thuốc điều trị nấm; 
  12. Thuốc điều trị lao; 
  13. Thuốc điều trị sốt rét; 
  14. Thuốc điều trị đau nửa đầu (Migraine); 
  15. Thuốc điều trị ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch; 
  16. Thuốc điều trị parkinson; 
  17. Thuốc tác động lên quá trình đông máu; 
  18. Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao phân tử; 
  19. Nhóm thuốc tim mạch: thuốc điều trị bệnh mạch vành, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ lipid máu; 
  20. Thuốc dùng cho chẩn đoán; 
  21. Thuốc lợi tiểu; 
  22. Thuốc chống loét dạ dày: thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton; 
  23. Hoc môn (corticoide, insulin và nhóm hạ đường huyết, …) và nội tiết tố (trừ thuốc tránh thai); 
  24. Huyết thanh và globulin miễn dịch; 
  25. Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ; 
  26. Thuốc làm co, dãn đồng tử và giảm nhãn áp; 
  27. Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non; 
  28. Thuốc điều trị hen; 
  29. Sinh phẩm dùng chữa bệnh (trừ men tiêu hoá);
  30. Thuốc điều trị rối loạn cương;
  31. Dung dịch truyền tĩnh mạch.

Chức trách và nhiệm vụ của Dược sĩ trung học tại bệnh viện

Nhiệm vụ của Dược sĩ trung học

Dược sĩ trung học có chức trách, nhiệm vụ như sau:
  • Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.
  • Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho thuốc, khoa Dược.
  • Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.
  • Thực hiện quy định của công tác dược, công tác chống nhiễm khuẩn.
  • Thực hiện pha chế theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt, danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện.
  • Pha chế kịp thời và đảm bảo chất lượng các thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý khi pha chế thuốc cho trẻ em (chia nhỏ liều, pha thuốc tiêm truyền), thuốc điều trị ung thư.
  • Kiểm soát, tham gia phối hợp với các cán bộ được phân công ở các đơn vị, khoa hoặc trung tâm Y học hạt nhân, ung bướu trong việc pha chế, sử dụng các thuốc phóng xạ, hóa chất ung thư để bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.
  • Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho cán bộ y tế và người bệnh.
  • Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
  • Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Ngoài ra, dược sĩ trung học còn tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công; thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

Phân biệt thuốc và dạng thuốc

Thuốc là gì

Thuốc (hay còn được gọi là dược phẩm) là sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật, sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi, điều chỉnh chức năng của cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dáng cơ thể.

Định nghĩa bào chế học là gì
Phân biệt thuốc và dạng thuốc

Dạng thuốc là gì

Dạng thuốc là hình thức trình bày của dược chất để đưa dược chất đó vào cơ thể với mục đích tiện dụng, dễ bảo quản và phát huy tối đa tác dụng điều trị của dược chất. Như: dạng viên nang để uống, dạng thuốc kem để bôi ngoài da...

Thành phần của một dạng thuốc

Gồm: Dược chất, tá dược và bao bì.

Dược chất

Dược chất hay hoạt chất là tác nhân tạo tác động sinh học được sử dụng nhằm các mục đích điều trị, phòng hay chẩn đoán bệnh.

Khi đưa vào dạng thuốc, dược chất có thể bị giảm hoặc thay đổi tác động sinh học do ảnh hưởng của tá dược, kỹ thuật bào chế và bao bì. Cho nên cần phải nghiên cứu kỹ để tránh ảnh hưởng của các phụ gia (tá dược, bao bì, v.v)

Tá dược

Tá dược là các chất phụ không có tác dụng dược lý, được thêm vào trong công thức nhằm tạo ra các tính chất cần thiết cho quá trình bào chế, bảo quản, sử dụng của thuốc.

Tá dược có ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc, do đó tá dược phải được lựa chọn một cách thận trọng tùy theo từng dạng thuốc và từng chế phẩm cụ thể.

Bao bì

Bao bì được chia làm 2 loại:
  • Bao bì cấp 1: là bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc do đó cũng được xem như là thành phần của dạng thuốc. VD: Ống, lọ, chai chứa dung dịch thuốc tiêm; Vỉ hoặc chai, lọ chứa thuốc viên.
  • Bao bì cấp 2: là bao bì bên ngoài không tiếp xúc trực tiếp với thuốc. VD: Hộp giấy chứa thuốc tiêm; Hộp chứa vỉ thuốc.
Bao bì cấp 1 và bao bì cấp 1 đều quan trọng vì cùng đóng vai trò trong việc trình bày, nhận dạng, thông tin và bảo vệ thuốc.