Hiển thị các bài đăng có nhãn Dược. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dược. Hiển thị tất cả bài đăng

Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của khoa Dược bệnh viện

Xem nhanh: CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - TỔ CHỨC

Chức năng khoa Dược bệnh viện

Chức năng của khoa Dược bệnh viện

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện

  • Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
  • Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
  • Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
  • Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
  • Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
  • Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
  • Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
  • Tham gia chỉ đạo tuyến.
  • Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
  • Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
  • Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
  • Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc).

Tổ chức của khoa Dược bệnh viện

Tổ chức của khoa Dược bệnh viện

Phân biệt thuốc và dạng thuốc

Thuốc là gì

Thuốc (hay còn được gọi là dược phẩm) là sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật, sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi, điều chỉnh chức năng của cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dáng cơ thể.

Định nghĩa bào chế học là gì
Phân biệt thuốc và dạng thuốc

Dạng thuốc là gì

Dạng thuốc là hình thức trình bày của dược chất để đưa dược chất đó vào cơ thể với mục đích tiện dụng, dễ bảo quản và phát huy tối đa tác dụng điều trị của dược chất. Như: dạng viên nang để uống, dạng thuốc kem để bôi ngoài da...

Thành phần của một dạng thuốc

Gồm: Dược chất, tá dược và bao bì.

Dược chất

Dược chất hay hoạt chất là tác nhân tạo tác động sinh học được sử dụng nhằm các mục đích điều trị, phòng hay chẩn đoán bệnh.

Khi đưa vào dạng thuốc, dược chất có thể bị giảm hoặc thay đổi tác động sinh học do ảnh hưởng của tá dược, kỹ thuật bào chế và bao bì. Cho nên cần phải nghiên cứu kỹ để tránh ảnh hưởng của các phụ gia (tá dược, bao bì, v.v)

Tá dược

Tá dược là các chất phụ không có tác dụng dược lý, được thêm vào trong công thức nhằm tạo ra các tính chất cần thiết cho quá trình bào chế, bảo quản, sử dụng của thuốc.

Tá dược có ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc, do đó tá dược phải được lựa chọn một cách thận trọng tùy theo từng dạng thuốc và từng chế phẩm cụ thể.

Bao bì

Bao bì được chia làm 2 loại:
  • Bao bì cấp 1: là bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc do đó cũng được xem như là thành phần của dạng thuốc. VD: Ống, lọ, chai chứa dung dịch thuốc tiêm; Vỉ hoặc chai, lọ chứa thuốc viên.
  • Bao bì cấp 2: là bao bì bên ngoài không tiếp xúc trực tiếp với thuốc. VD: Hộp giấy chứa thuốc tiêm; Hộp chứa vỉ thuốc.
Bao bì cấp 1 và bao bì cấp 1 đều quan trọng vì cùng đóng vai trò trong việc trình bày, nhận dạng, thông tin và bảo vệ thuốc.