Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế học. Hiển thị tất cả bài đăng

Khái niệm lãi suất là gì

Lãi suất là một biến số kinh tế phức tạp không những về kỹ thuật tính toán, mà đặc biệt là vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng và cấu trúc lãi suất.

Khái niệm lãi suất là gì

Khái niệm lãi suất là gì

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng hay năm).

Đây là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị. Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay.

Khác với giá cả hàng hóa, lãi suất không được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng tỷ lệ %. Lãi suất cũng được xem là tỷ lệ sinh lời mà người chủ sở hữu thu được từ khoản vốn cho vay.

Tác động của lãi suất

Diễn biến của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chủ thể kinh tế, tác động đến những quyết định của cá nhân như chi tiêu hay để dành, mua nhà, mua trái phiếu chính phủ hay gởi tiết kiệm.

Xem thêm: Có nên vay ngân hàng để mua nhà hay không

Lãi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp như: dùng tiền để đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặc bỏ vào tài khoản tiền gởi tại ngân hàng.

Do những ảnh hưởng đó, lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và diễn biến của nó được đưa tin liên tục trên các bản tin thị trường.

Bạn cần vay mua nhà?

Siêu lạm phát ở nước cộng hòa Weimar của Đức vào những năm 1920

Siêu lạm phát đặc biệt thú vị đối với những nhà nghiên cứu lạm phát do nó làm sáng tỏ những tác động hủy diệt của lạm phát.
sieu lam phat

Hãy xem những lời mô tả lạm phát của phe Liên Bang trong thời Nội chiến (Mỹ): Trước đây chúng tôi đã từng đi đến cửa hàng với tiền trong túi và trở về nhà với hàng hóa trong giỏ. Bây giờ, chúng tôi đi để tiền trong giỏ và trở về với hàng hóa trong túi. Mọi thứ đều khan hiếm, trừ mỗi tiền! Giá cả đảo lộn và sản xuất vô tổ chức. Một bữa ăn sáng trước kia vốn chỉ đắt bằng tiền vé một buổi xem nhạc kịch, giờ đây đã đắt gấp 20 lần. Mọi người đều muốn tích trữ “mọi thứ” và tìm cách đẩy đi những tờ tiền giấy “ tồi tệ” đã từng đuổi những đồng tiền kim loại “đẹp đẽ” ra khỏi lưu thông. Kết quả là quay trở về với một phần của sự bất tiện của trao đổi bằng hiện vật.

sieu lam phat Weimar
Một trường hợp được ghi nhận chi tiết nhất về siêu lạm phát là ở nước cộng hòa Weimar của Đức vào những năm 1920. [...]
Từ tháng giêng 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Nếu một người sở hữu trái phiếu Đức trị giá 300 triệu đô la vào đầu năm 1922, thì hai năm sau, số tiền này không mua nổi một cái kẹo.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều đặc điểm thường gặp của siêu lạm phát.

Thứ nhất, cầu thực tế về tiền (đo bằng trữ lượng tiền chia cho mức giá) giảm mạnh. Vào cuối thời kỳ siêu lạm phát của Đức, cầu tiền thực tế chỉ bằng một phần năm mươi mức cầu hai năm trước hàng đó. Mọi người gần như phát điên lên, vứt bỏ tiền của mình thể đó là củ khoai tây nóng bỏng trước khi họ chết bỏng vì đồng tiền mất giá.
Thứ hai, giá tương đối trở nên rất không ổn định. Trong điều kiện bình thường, tiền lương thực tế của một người chỉ xê dịch không quá 1% hàng tháng. Trong thời gian năm 1923, tiền lương thực tế của Đức thay đổi trung bình một phần ba (lên hoặc xuống) mỗi tháng. Sự thay đổi lớn này của lương thực tế và giá tương đối – cùng những bất bình đẳng và bóp méo do những biến động này gây ra – đã gây ra gánh nặng rất lớn cho công nhân và doanh nghiệp, bộc lộ rõ một trong những chi phí lớn của lạm phát.

[...]

Có lẽ một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất của siêu lạm phát là về sự phân phối của cải. Nhà kinh tế học người Anh là Lionel Robbins đã tổng kết những tác động đó: Sự phá giá của đồng Mác.. đã phá hủy tài sản của những thành phần vững chắc trong xã hội Đức; nó để lại đằng sau những mất cân đối kinh tế và tinh thần, tạo tiền đề cho các thảm họa theo sau. Hitler là đứa con nuôi của lạm phát.

Nguồn: Kinh Tế Học

Thất nghiệp là gì? Phân loại thất nghiệp

Thất nghiệp được chia thành 3 dạng chính sau.

Phân loại thất nghiệp

Thất nghiệp là gì

Thất nghiệp là tình trạng người lao động có khả năng làm việc, đang tích cực tìm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

Một người được coi là thất nghiệp chỉ khi đồng thời: (1) trong độ tuổi lao động, (2) có khả năng làm việc, (3) tích cực tìm việc và (4) chưa tìm được việc làm. Như vậy, những người quá tuổi lao động ( nam > 60t và nữ > 55t ) không được gọi là thất nghiệp.

Trong khi thất nghiệp chỉ về tình trạng, thì tỷ lệ thất nghiệp là một con số đo lường, thường dùng %.

Phân loại thất nghiệp

  • Thất nghiệp tạm thời: do người lao động chuyển công tác hoặc chuyển nơi ở. Thất nghiệp tạm thời là thất nghiệp tự nguyện.
  • Thất nghiệp do cơ cấu: do cơ cấu ngành thay đổi (ngành này mở rộng trong khi ngành kia thu hẹp...). Thất nghiệp do cơ cấu cũng là thất nghiệp tự nguyện.
  • Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra theo sự đi xuống của chu kỳ kinh tế. Thất nghiệp chu kỳ còn được gọi là thất nghiệp do thiếu cầu hay thất nghiệp theo lý thuyết Keynes và là thất nghiệp không tự nguyện.
Trong đó, thất nghiệp tự nhiên luôn có khuynh hướng tăng lên, nguyên nhân là do nền kinh tế luôn ở trạng thái động, biến đổi liên tục; có sự tham gia ngày càng đông thanh thiếu niên, phụ nữ, những người di dân... vào lực lượng lao động. Ở một số nước tiên tiến có chính sách bảo hiểm thất nghiệp lên đến 60-70% tiền lương, công nhân không tích cực tìm việc hoặc từ chối việc làm có lương thấp.
Thất nghiệp là gì? Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp là gì phân loại thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng người lao động có khả năng làm việc, đang tích cực tìm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Một người được coi là thất nghiệp chỉ khi đồng thời..
9992 9996 18030

Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI như thế nào?

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian dài.

tinh cpi

Đo lường tỷ lệ lạm phát dựa vào 3 chỉ số

  • CPI Consumer Price Index
  • PPI Producer Price Index
  • GDP Deflator
Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI như thế nào?

Tỷ lệ lạm phát = [ Ip/Ip-1 – 1] x 100%

Trong đó, Ip là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của kỳ đang tính và Ip-1 là CPI của kỳ trước. Như vậy, để tính được tỷ lệ lạm phát, trước hết chúng ta cần hiểu chỉ số giá tiêu dùng là gì và sau đó áp dụng vào công thức trên.

Xem thêm: Kinh tế ngầm (underground economy)

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là mức giá chung, hay nói chính xác hơn là số trung bình của giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Đầu tiên, cơ quan chức năng sẽ chọn một rổ hàng hóa, gồm những mặt hàng mà một hộ gia đình tiêu biểu ở thành thị tiêu dùng (trong một tháng chẳng hạn). Tiếp theo, gắn trọng số của các mặt hàng trong rổ và tính:

cpi

Ipj là giá mặt hàng thứ j và dj là tỷ trọng tiêu dùng của mặt hàng thứ j.

ty trong tieu dung


Từ cách tính, các bạn sẽ “nghi ngờ” ở tỷ trọng, bởi khi giá một loại hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang hàng thay thế nên tỷ trọng này (thay vì phải giảm xuống thì lại) giữ nguyên, dẫn đến sự đánh giá “quá cao” sự tăng giá.

Quan tâm về kinh tế học bạn có thể muốn xem:

Sức mạnh độc quyền là gì? Các nhà quản lý đã định giá đơn giản như thế nào?

Sức mạnh độc quyền là khả năng người bán hoặc người mua có thể tác động đến giá cả của hàng hóa - Theo Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld

Robert S. Pindyck vs Daniel L. Rubinfeld
Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld

Hai ông cũng chỉ ra các nhà quản lý đã định giá đơn giản:
P = MC / (1+1/(Ed) )  (*)

Như đã biết, để tối đa hóa lợi nhuận, một hãng phải đặt mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng với chi phí biên, nghĩa là MR=MC.
Việc gia tăng thêm 1 đơn vị sản lượng sẽ làm doanh thu tăng thêm 1P và giảm Q.ΔP/ΔQ (vì đường cầu dốc xuống).
Như vậy: MR = ΔTR/ΔQ = Δ(PQ)/ΔQ = P + Q.ΔP/ΔQ
Hay:
MR = P + P. [ (ΔP/P).(Q/ΔQ) ] = P + P. (1/Ed)

MR = MC → P + P. (1/Ed) = MC (**)

Ta dễ dàng biến đổi (**) thành công thức (*).

Ngoài ra, có thể biến đổi (**) thành:
(P – MC)/P = -1/Ed
(P – MC)/P được xem là thước đo sức mạnh độc quyền, do nhà kinh tế Abba Lerner đưa ra vào năm 1934, hay còn gọi là Độ Lerner của sức mạnh độc quyền, kí hiệu bằng chữ L.

L của một hãng càng lớn, lợi nhuận của nó càng cao?

Một hãng có thể có sức mạnh độc quyền lớn hơn một hãng khác nhưng có thể kiếm được lợi nhuận ít hơn vì chi phí trung bình của nó cao hơn.

Cung tạo ra cầu của chính nó - Supply creates its own demand

Nhà kinh tế học người Pháp J. B. Say đã thừa nhận vào đầu thế kỷ 19 rằng cung tạo ra cầu của chính nó – một tuyên bố chính thức được biết đến với tên gọi Định luật Say


Say tự mình đã diễn tả ý tưởng theo cách như thế này :"[A] product is no sooner created, than it, from that instant, affords a market for other products to the full extent of its own value: [Jean - Baptiste Say, A Treatise on Political Economy, trans. C. R. Prinsep,ed. Clement C. Biddle (Philadelphia: Lippincott, Grambo&Co.,1855 {1803}): bk. I, chap. XV ,para. 8].

Mặc dù ý tưởng này đã được phát triển bởi các nhà kinh tế học cổ điển khác (bao gồm James Mill, David Ricardo và John Stuart Mill), thành ngữ thực tế “cung tạo ra cầu của chính nó” (supply creates its own demand), bây giờ được biết đến như Định luật Say, đã được đúc kết sau đó – có lẽ cho đến năm 1936 bởi John Maynard Keynes, người đã tấn công ý tưởng này. Xem Keynes, The General Theory of Employment, Interest, and Money (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1964 [1936]), 18, 25.

Vì sản xuất tạo ra thu nhập bằng với giá trị đầy đủ của sản phẩm được bán ra, tổng thu nhập sẽ luôn luôn đủ để mua tất cả sản lượng được sản xuất. Không may là kỳ vọng tiêu cực đôi lúc xâm nhập vào vòng chu chuyển hạnh phúc của sản xuất và tiêu dùng này. Nếu các cá nhân dự kiến thời kỳ khó khăn sắp xảy ra ngay ở phía trước, họ có thể kìm lại các khoản chi tiêu của họ, bao gồm cả tiêu dùng và đầu tư, do vậy tạo ra một hố cách giữa GDP tiềm năng (cung khả thi – feasible supply) và GDP thực tế (cầu hữu hiệu – effective demand).

Kết quả là một vòng xoắn trôn ốc hướng xuống hiện rõ: vì lo lắng, người tiêu dùng quyết định tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng ít đi, các hãng sa thải công nhân và giảm đầu tư mới vì họ không thể sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ mà họ không thể bán được; gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập, từ đó làm cắt giảm cầu nhiều hơn và do vậy tiếp tục làm nhấn sâu hơn vòng xoắn hướng xuống. Dù năng lực sản xuất vẫn tồn tại, sản lượng giảm vì các nguồn lực sản xuất – cả con người và máy móc thiết bị - bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng để đối phó với sự suy sụp của phía cầu. Keynes thích gọi hiện tượng này là “nghịch lý của sự nghèo đói trong sự dư thừa” (paradox of poverty in the midst of plenty).

Theo David A. Moss (2007), Hướng dẫn tóm tắt về Kinh tế học vĩ mô, được dịch bởi Châu Văn Thành (2010), Bài giảng Kinh tế vĩ mô II, trường ĐH Kinh tế TP HCM

Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng PPI và GDP Deflator

Trong bài trước chúng ta đã nói về cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề lạm phát với PPI và GDP Deflator. Bài viết thuộc chủ đề Lạm Phát
Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng PPI và GDP Deflator

PPI (Producer Price Index) là gì

PPI (Producer Price Index) còn được gọi là chỉ số giá bán buôn hay chỉ số giá sản xuất được tính tương tự như CPI, nhưng ít thông dụng, trong khi GDP Deflator lại được quan tâm nhiều hơn.

GDP Deflator

Từ công thức trên, bạn dễ dàng nhận ra GDP Deflator là thước đo của giá hàng hóa được mua sắm bởi chính phủ, các hãng và hộ gia đình.
Lạm phát được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của mức giá chung (mức giá trung bình) trong một khoảng thời gian (thường là một năm), điều này tương ứng với phần trăm thay đổi của GDP Deflator của năm này so với năm trước:

PPI GDP Deflator
Thật đơn giản phải không nào! Bây giờ bạn hãy dừng lại vài giây và hỏi: Điều gì gây ra lạm phát?