Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạm phát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạm phát. Hiển thị tất cả bài đăng

Siêu lạm phát ở nước cộng hòa Weimar của Đức vào những năm 1920

Siêu lạm phát đặc biệt thú vị đối với những nhà nghiên cứu lạm phát do nó làm sáng tỏ những tác động hủy diệt của lạm phát.
sieu lam phat

Hãy xem những lời mô tả lạm phát của phe Liên Bang trong thời Nội chiến (Mỹ): Trước đây chúng tôi đã từng đi đến cửa hàng với tiền trong túi và trở về nhà với hàng hóa trong giỏ. Bây giờ, chúng tôi đi để tiền trong giỏ và trở về với hàng hóa trong túi. Mọi thứ đều khan hiếm, trừ mỗi tiền! Giá cả đảo lộn và sản xuất vô tổ chức. Một bữa ăn sáng trước kia vốn chỉ đắt bằng tiền vé một buổi xem nhạc kịch, giờ đây đã đắt gấp 20 lần. Mọi người đều muốn tích trữ “mọi thứ” và tìm cách đẩy đi những tờ tiền giấy “ tồi tệ” đã từng đuổi những đồng tiền kim loại “đẹp đẽ” ra khỏi lưu thông. Kết quả là quay trở về với một phần của sự bất tiện của trao đổi bằng hiện vật.

sieu lam phat Weimar
Một trường hợp được ghi nhận chi tiết nhất về siêu lạm phát là ở nước cộng hòa Weimar của Đức vào những năm 1920. [...]
Từ tháng giêng 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Nếu một người sở hữu trái phiếu Đức trị giá 300 triệu đô la vào đầu năm 1922, thì hai năm sau, số tiền này không mua nổi một cái kẹo.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều đặc điểm thường gặp của siêu lạm phát.

Thứ nhất, cầu thực tế về tiền (đo bằng trữ lượng tiền chia cho mức giá) giảm mạnh. Vào cuối thời kỳ siêu lạm phát của Đức, cầu tiền thực tế chỉ bằng một phần năm mươi mức cầu hai năm trước hàng đó. Mọi người gần như phát điên lên, vứt bỏ tiền của mình thể đó là củ khoai tây nóng bỏng trước khi họ chết bỏng vì đồng tiền mất giá.
Thứ hai, giá tương đối trở nên rất không ổn định. Trong điều kiện bình thường, tiền lương thực tế của một người chỉ xê dịch không quá 1% hàng tháng. Trong thời gian năm 1923, tiền lương thực tế của Đức thay đổi trung bình một phần ba (lên hoặc xuống) mỗi tháng. Sự thay đổi lớn này của lương thực tế và giá tương đối – cùng những bất bình đẳng và bóp méo do những biến động này gây ra – đã gây ra gánh nặng rất lớn cho công nhân và doanh nghiệp, bộc lộ rõ một trong những chi phí lớn của lạm phát.

[...]

Có lẽ một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất của siêu lạm phát là về sự phân phối của cải. Nhà kinh tế học người Anh là Lionel Robbins đã tổng kết những tác động đó: Sự phá giá của đồng Mác.. đã phá hủy tài sản của những thành phần vững chắc trong xã hội Đức; nó để lại đằng sau những mất cân đối kinh tế và tinh thần, tạo tiền đề cho các thảm họa theo sau. Hitler là đứa con nuôi của lạm phát.

Nguồn: Kinh Tế Học

Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI như thế nào?

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian dài.

tinh cpi

Đo lường tỷ lệ lạm phát dựa vào 3 chỉ số

  • CPI Consumer Price Index
  • PPI Producer Price Index
  • GDP Deflator
Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI như thế nào?

Tỷ lệ lạm phát = [ Ip/Ip-1 – 1] x 100%

Trong đó, Ip là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của kỳ đang tính và Ip-1 là CPI của kỳ trước. Như vậy, để tính được tỷ lệ lạm phát, trước hết chúng ta cần hiểu chỉ số giá tiêu dùng là gì và sau đó áp dụng vào công thức trên.

Xem thêm: Kinh tế ngầm (underground economy)

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là mức giá chung, hay nói chính xác hơn là số trung bình của giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Đầu tiên, cơ quan chức năng sẽ chọn một rổ hàng hóa, gồm những mặt hàng mà một hộ gia đình tiêu biểu ở thành thị tiêu dùng (trong một tháng chẳng hạn). Tiếp theo, gắn trọng số của các mặt hàng trong rổ và tính:

cpi

Ipj là giá mặt hàng thứ j và dj là tỷ trọng tiêu dùng của mặt hàng thứ j.

ty trong tieu dung


Từ cách tính, các bạn sẽ “nghi ngờ” ở tỷ trọng, bởi khi giá một loại hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang hàng thay thế nên tỷ trọng này (thay vì phải giảm xuống thì lại) giữ nguyên, dẫn đến sự đánh giá “quá cao” sự tăng giá.

Quan tâm về kinh tế học bạn có thể muốn xem:

Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng PPI và GDP Deflator

Trong bài trước chúng ta đã nói về cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề lạm phát với PPI và GDP Deflator. Bài viết thuộc chủ đề Lạm Phát
Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng PPI và GDP Deflator

PPI (Producer Price Index) là gì

PPI (Producer Price Index) còn được gọi là chỉ số giá bán buôn hay chỉ số giá sản xuất được tính tương tự như CPI, nhưng ít thông dụng, trong khi GDP Deflator lại được quan tâm nhiều hơn.

GDP Deflator

Từ công thức trên, bạn dễ dàng nhận ra GDP Deflator là thước đo của giá hàng hóa được mua sắm bởi chính phủ, các hãng và hộ gia đình.
Lạm phát được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của mức giá chung (mức giá trung bình) trong một khoảng thời gian (thường là một năm), điều này tương ứng với phần trăm thay đổi của GDP Deflator của năm này so với năm trước:

PPI GDP Deflator
Thật đơn giản phải không nào! Bây giờ bạn hãy dừng lại vài giây và hỏi: Điều gì gây ra lạm phát?

Kể về siêu lạm phát ở Zimbabwe

Tình hình siêu lạm phát ở Zimbabwe hiện nay còn vượt xa Đức
Vào những năm 1980 Zimbabwe là nước giàu có của châu Phi. Một đô Zimbabwe lúc bấy giờ có giá trị tương đương với 1 đôla Mỹ. Nhưng đến tháng 7/2008 thì tỷ giá chính thức mà ngân hàng công bố là 20 tỷ đôla Zimbabwe / đôla Mỹ; còn tỷ giá ở thị trường chợ đen là 90 tỷ đôla Zimbabwe/đôla Mỹ!

Ngân hàng liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá cao, tháng 1/2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến 21/7/2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla.

Giá một quả trứng là 7.5 tỷ đôla Zimbabwe; 1kg bắp giá 15 tỷ đôla Zimbabwe. Thu nhập của một nhân viên bán hàng là 15 tỷ đôla Zimbabwe /tháng chỉ đủ mua 20 quả trứng!

Các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng dưới 30% công suất, tỷ lệ thất nghiệp đến 80%!