Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế vi mô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế vi mô. Hiển thị tất cả bài đăng

Vì sao đường cầu dốc xuống từ trái sang phải?

Đường cầu dốc xuống từ trái sang phải, trong kinh tế học, thể hiện sự nghịch biến giữa giá cả và số lượng hàng hóa, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, được giải thích bằng hai lý do như sau:

Vì sao đường cầu dốc xuống từ trái sang phải?


Vì sao đường cầu dốc xuống từ trái sang phải?

Thứ nhất, hiệu ứng thay thế (Substitution Effect):
Khi giá một loại hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng thay thế nó bằng hàng hóa tương tự, như khi giá phở bò tăng lên tôi chuyển sang ăn món khác tương đương chẳng hạn.

Thứ hai, hiệu ứng thu nhập (Income Effect):
Giá tăng nghĩa là thu nhập thực tế (khả năng mua) sẽ giảm, như khi giá xăng dầu tiếp tục tăng, có phải bạn sẽ giảm đi xe lại và cả những hàng hóa khác nữa.

Sức mạnh độc quyền là gì? Các nhà quản lý đã định giá đơn giản như thế nào?

Sức mạnh độc quyền là khả năng người bán hoặc người mua có thể tác động đến giá cả của hàng hóa - Theo Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld

Robert S. Pindyck vs Daniel L. Rubinfeld
Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld

Hai ông cũng chỉ ra các nhà quản lý đã định giá đơn giản:
P = MC / (1+1/(Ed) )  (*)

Như đã biết, để tối đa hóa lợi nhuận, một hãng phải đặt mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng với chi phí biên, nghĩa là MR=MC.
Việc gia tăng thêm 1 đơn vị sản lượng sẽ làm doanh thu tăng thêm 1P và giảm Q.ΔP/ΔQ (vì đường cầu dốc xuống).
Như vậy: MR = ΔTR/ΔQ = Δ(PQ)/ΔQ = P + Q.ΔP/ΔQ
Hay:
MR = P + P. [ (ΔP/P).(Q/ΔQ) ] = P + P. (1/Ed)

MR = MC → P + P. (1/Ed) = MC (**)

Ta dễ dàng biến đổi (**) thành công thức (*).

Ngoài ra, có thể biến đổi (**) thành:
(P – MC)/P = -1/Ed
(P – MC)/P được xem là thước đo sức mạnh độc quyền, do nhà kinh tế Abba Lerner đưa ra vào năm 1934, hay còn gọi là Độ Lerner của sức mạnh độc quyền, kí hiệu bằng chữ L.

L của một hãng càng lớn, lợi nhuận của nó càng cao?

Một hãng có thể có sức mạnh độc quyền lớn hơn một hãng khác nhưng có thể kiếm được lợi nhuận ít hơn vì chi phí trung bình của nó cao hơn.