Hiển thị các bài đăng có nhãn Trạm trộn bê tông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trạm trộn bê tông. Hiển thị tất cả bài đăng

【Trạm Trộn Bê Tông】Cung cấp lắp đặt trạm trộn bê tông 30m3/h

Trạm trộn bê tông: đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp và lắp đặt các loại trạm trộn bê tông 30m3/h, trạm trộn bê tông 45m3/h, trạm trộn bê tông 60m3/h.

Trạm trộn bê tông

Trạm trộn bê tông 30m3/h lựa chọn hàng đầu cho công trình xây dựng vừa và nhỏ

Với kết cấu gọn, tiện lợi trong quá trình di chuyển, trạm trộn bê tông 30m3/h phù hợp cho những công trình xây dựng vừa và nhỏ như nhà xưởng, trung tâm thương mại...

Ưu điểm của trạm trộn bê tông 30m3/h

  • Chi phí sản xuất trạm thấp đáp ứng được cho nhà đầu tư vừa và nhỏ
  • Độ lưu động cao, lắp đặt và đưa vào sử dụng trong thời gian nhanh
  • Dễ dàng di dời qua địa điểm khác
  • Công suất làm việc đáp ứng được nhu cầu xây dựng
  • Có thể hoạt động ở chế độ tự động, bán tự động, thủ công
Chúng tôi luôn không ngừng sáng tạo kỹ thuật để đem đến thị trường các sản phẩm trạm trộn bê tông chất lượng tốt nhất, vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí.

Nhược điểm của trạm trộn bê tông 30m3/h

Ngoài những ưu điểm vượt trội trên, trạm trộn bê tông 30m3/h có nhược điểm công suất làm việc thấp (công suất thực tế: 23-26 m3/h) không đáp ứng được yêu cầu của công trình lớn.

Thông số kỹ thuật trạm trộn bê tông 30m3/h

  • Công suất lý thuyết: 30 m3/h
  • Cối trộn bê tông: JS 500
  • Phểu ba khoang chứa liệu: Cân định lượng bằng phểu trung gian
  • Cân xi măng: Cân tối đa 300 kg
  • Cân nước: Cân tối đa 200 kg
  • Silo xi măng: Silo 40 tấn hoặc không silo (Ximang bao)
  • Vít tải Xi măng: Wam 219 x 8m hoặc không có vít tải
  • Tủ điều khiển trạm trộn: Điều khiển tự động PLC S7-200, 1200
  • Điện áp làm việc: 380v – 50hz
  • Công suất tiêu thụ điện: 55 kw
  • Bảo hành: 12 tháng

Liên hệ đặt hàng trạm trộn bê tông 30m3/h

Để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay cung cấp lắp đặt trạm trộn bê tông 30m3/h

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Vui lòng đăng ký thông tin của bạn để chúng tôi có thể hỗ trợ và tư vấn sớm nhất:

Khái niệm nền đất yếu và đặc điểm

Xây dựng công trình dân dụng không hiếm khi gặp nền đất yếu. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của đất nền mà áp dụng phương pháp gia cố nền đất yếu phù hợp.

Khái niệm nền đất yếu

Khái niệm nền đất yếu là gì

Thông thường, đất yếu được hiểu là loại đất mà bản thân nó không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên như các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập...

Trong ngành xây dựng, khái niệm đất yếu được định nghĩa như sau:

Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém (nhỏ hơn 0,5 - 1,0 kg/cm2), dễ bị phá hoại, biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể.

Dựa vào chỉ tiêu vật lý, đất được gọi là yếu khi :
  • Dung trọng: ⋎W ≤ 1,7 T/m3
  • Hệ số rỗng: e ≥ 1
  • Độ ẩm: W ≥ 40%
  • Độ bão hòa: G ≥ 0,8
Dựa vào các chỉ tiêu cơ học:
  • Modun biến dạng: E0 ≤ 50 kg/cm2
  • Hệ số nén: a ≥ 0,01 cm2/kg
  • Góc ma sát trong: φ ≤ 100
  • Lực dính (đối với đất dính): c ≤ 0,1 kg/cm2

Đặc điểm của một số loại đất yếu

Trong thực tế xây dựng, chúng ta thường gặp những loại đất yếu sau đây: đất sét yếu; đất cát yếu; bùn, than bùn và đất than bùn; đất đắp.

1/ ĐẤT SÉT YẾU
Đất sét gồm 2 thành phần: Hạt sét (phần phân tán thô) kích thước > 0,002mm, chủ yếu có các khoáng chất nguồn gốc lục địa như thạch anh, fenspat...; và Khoáng chất sét (phần phân tán mịn) kích thước rất bé từ 2 - 0,1µm và keo 0,1 – 0,001µm. Những khoáng chất này quyết định tính chất cơ lý của đất sét.

Đặc điểm nổi bật của đất sét tính kết dính. Cụ thể, đất sét có:
  • Liên kết mềm: lực liên kết chủ yếu là lực liên kết phân tử, từ tính. Liên kết này mềm dẻo và có thể hồi phục sau khi bị phá hoại (liên kết thuận nghịch).
  • Liên kết cứng: lực liên kết chủ yếu là liên kết ion, đồng hóa trị. Liên kết này cứng, giòn, không hồi phục được khi bị phá hoại bằng cơ học (liên kết thuận nghịch).
Ngoài ra, đất sét còn có các đặc điểm khác cần lưu ý là: hấp thụ, tính dẻo, tính thẩm thấu, biến dạng, lưu biến.

Hiện tượng hấp thụ:
Hiện tượng hấp thụ là khả năng hút nước từ môi trường xung quanh và giữ lại trên chúng những vật chất khác nhau: cứng, lỏng và hơi, những ion, phân tử và các hạt keo. Sự hấp thụ của đất sét có bản chất phức tạp và thường gồm một số quá trình sảy ra đồng thời.

Tính dẻo:
Tính dẻo là một trong những đặc điểm quan trọng của đất sét. Tính chất này biểu thị sự lưu động của đất sét ở một độ ẩm nào đó khi chịu tác dụng của ngoại lực và chứng tỏ rằng về mức độ biến dạng đất sét chiếm vị trí trung gian giữa thế cứng và thể lỏng hoặc chảy nhớt. Độ dẻo phụ thuộc vào nhiều nhân tố: mức độ phân tán và thành phần khoáng vật của đất, thành phần và độ khoáng hoá của dung dịch nước làm bão hòa đất.

Gradien ban đầu:
Đất sét có đặc tính thẩm thấu khác thường: chỉ cho nước thấm qua khi gradien cột nước vượt quá một trị số nhất định nào đó. Trị số đó gọi là gradien ban đầu. Gradien ban đầu là độ chênh lệch tối thiểu nào đó của áp lực cột nước, mà thấp hơn nó tốc độ thấm giảm xuống nhiều, rất bé và có thể coi như không thấm nước.

Đặc điểm biến dạng:
Tính chất biến dạng của đất sét yếu do bản chất mối liên kết giữa các hạt của chúng quyết định. Có thể chia biến dạng của đất sét yếu ra các loại sau đây:
  • Biến dạng khôi phục, gồm biến dạng đàn hồi và biến dạng cấu trúc hấp phụ.
  • Biến dạng dư, chỉ gồm biến dạng cấu trúc.
Biến dạng của đất sét yếu là do sự phá hoại các mối liên kết cấu trúc và biến dạng các màng hấp phụ của nước liên kết gây nên. Các loại biến dạng chủ yếu của đất sét yếu là biến dạng cấu trúc và biến dạng cấu trúc hấp phụ.

Tính chất lưu biến:
Đất sét yếu là một môi trường dẻo nhớt. Chúng có tính dão và có khả năng thay đổi độ bền khi tải trọng tác dụng lâu dài. Khả năng này gọi là tính chất lưu biến.

Hiện tượng dão trong đất sét yếu liên quan đến sự ép thoát nước tự do khi nén chặt. Do vậy hiện tượng này liên quan với sự thay đổi mật độ kết cấu của đất do kết quả chuyển dịch, các hạt và các khối lên nhau, cũng như những thay đổi trong sự định hướng của các hạt và các khối đó với phương tác dụng của tải trọng.

Đặc điểm đất yếu

2/ ĐẤT CÁT YẾU
Cát được hình thành tạo ở biển hoặc vũng, vịnh.

Về thành phần khoáng vật, cát chủ yếu là thạch anh, đôi khi có lẫn tạp chất. Cát gồm những hạt có kích thước 0,05 - 2mm.

Cát được coi là yếu khi cỡ hạt thuộc loại nhỏ, mịn trở xuống, đồng thời có kết cấu rời rạc, ở trạng thái bão hòa nước, có thể bị nén chặt và hóa lỏng đáng kể, chứa nhiều di tích hữu cơ và chất lẫn sét. Những loại cát đó khi chịu tác dụng rung hoặc chấn động thì trở thành trạng thái lỏng nhớt, gọi là cát chảy.

Đặc điểm quan trọng nhất của cát là bị nén chặt nhanh, có độ thấm nước rất lớn. Khi cát gồm những hạt nhỏ, nhiều hữu cơ và bão hòa nước thì chúng trở thành cát chảy, hiện tượng này đôi khi rất nguy hiểm cho công trình và cho công tác thi công.

Cần lưu ý 2 hiện tượng nguy hiểm đối với cát yếu: biến loãng & cát chảy.

3/ BÙN, THAN BÙN & ĐẤT THAN BÙN
Bùn là những trầm tích hiện đại, được thành tạo chủ yếu do kết quả tích lũy các vật liệu phân tán mịn bằng cơ học hoặc hoá học ở đáy biển, đáy hồ, bãi lầy...

Bùn chỉ liên quan với các chỗ chứa nước, là các trầm tích mới lắng đọng, no nước và rất yếu về mặt chịu lực. Theo thành phần hạt, bùn có thể là cát pha sét, sét pha cát, sét và cũng có thể là cát, nhưng chỉ là cát nhỏ trở xuống.

Độ bền của bùn rất bé, vì vậy việc phân tích sức chống cắt (SCC) thành lực ma sát và lực dính là không hợp lý. SCC của bùn phụ thuộc vào tốc độ phát triển biến dạng. Góc ma sát có thể xấp xỉ bằng không. Chỉ khi bùn mất nước, mới có thể cho góc ma sát.

Việc xây dựng các công trình trên bùn chỉ có thể thực hiện sau khi đã tiến hành các biện pháp xử lý nền.

Than bùn là đất có nguồn gốc hữu cơ, thành tạo do kết quả phân hủy các di tích hữu cơ, chủ yếu là thực vật, tại các bãi lầy và những nơi bị hóa lầy. Đất loại này chứa các hỗn hợp vật liệu sét và cát.

Trong điều kiện thế nằm thiên nhiên, than bùn có độ ẩm cao 85 - 95% hoặc cao hơn tùy theo thành phần khoáng vật, mức độ phân hủy, mức độ thoát nước...

Đất than bùn là loại đất bị nén lún lâu dài, không đều và mạnh nhất. Hệ số nén lún có thể đạt từ 3 - 8, thậm chí 10 kg/cm2. Không thể thí nghiệm nén than bùn với mẫu có chiều cao thông thường là 15 - 20cm, mà phải từ 40 - 50cm.

Khi xây dựng ở những vùng đất than bùn, cần áp dụng các biện pháp: làm đai cốt thép, khe lún, cắt nhà thành từng đoạn cứng riêng rẽ, làm nền cọc, đào hoặc thay một phần than bùn.

4/ ĐẤT ĐẮP
Loại đất này được tạo nên do tác động của con người. Đặc điểm của đất đắp là phân bố đứt đoạn và có thành phần không thuần nhất.

Theo thành phần có thể chia thành 4 loại:
  • Đất gồm hỗn hợp các chất thải của sản xuất công nghiệp và xây dựng.
  • Đất hỗn hợp các chất thải của sản xuất và rác thải sinh hoạt.
  • Đất của các nền đắp trên cạn và khu đắp dưới nước (để tạo bãi).
  • Đất thải bên trong và bên ngoài các mỏ khoáng sản.
Hầu hết các loại đất yếu là đất đắp đều cần phải xử lý trước khi xây dựng.

Xem thêm: Giải pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu

Cát nhân tạo là gì?

Cát nhân tạo là loại cát được nghiền từ đá với kích cỡ hạt tương tự cát tự nhiên, đảm bảo các yêu cầu về tính chất cơ lý hóa và được dùng thay thế hoàn toàn hoặc một phần cát tự nhiên trong bê tông và vữa xây dựng.

Cát nhân tạo là gì

Cát nhân tạo và xu hướng mới cho vật liệu bền vững

Theo số liệu thống kê, nhu cầu về cát xây dựng (cát san lấp, cát đổ bê tông, cát xây tô) từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 - 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3. Như vậy đến 2020 sẽ không còn cát để xây dựng.

Phân loại mục đích sử dụng sẽ giải quyết phần nào vấn đề khan hiếm cát, đồng thời đầy mạnh chương trình vật liệu thay thế bền vững đến với cộng đồng, điển hình là cát nhân tạo.

Tùy theo mục đích mà cát nhân tạo được chế biến từ các nguyên liệu khác nhau cho phù hợp. Như dùng cho trạm trộn bê tông thì người ta dùng cát nghiền từ đá, làm nền thì có thể dùng tro, xỉ, thạch cao..

Sử dụng tro, xỉ, thạch cao để thay thế cát san lấp thì không chỉ giải quyết được bài toán khan hiếm cát, mà còn phần nào bảo vệ môi trường và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên.

Công dụng và cấu tạo của máy xoa nền bê tông

Máy xoa nền bê tông giúp quá trình hoàn thiện công trình xây dựng nhanh và hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn nhân lực lao động đồng thời nâng cao chất lượng công trình.

Máy xoa nền bê tông

Công dụng của máy xoa nền bê tông

Công dụng chính của máy xoa nền bê tông là làm phẳng nền bê tông công trình, mặt sàn, giúp tăng thẩm mỹ của công trình và nền bê tông được bóng đẹp hơn.

Cấu tạo của máy xoa nền bê tông

Máy xoa nền bê tông cầm tay (đây là loại phổ biến nhất) gồm các bộ phận chính: càng xoa, lưỡi xoa, mâm xoa, động cơ.
  • Càng xoa: hay còn được gọi là tay cầm, hỗ trợ cho người sử dụng có thể điều khiển máy xoa nền bê tông thuận tiện, dễ dàng di chuyển linh hoạt với nhiều vị trí như mong muốn.
  • Lưỡi xoa: đây chính là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt nền bê tông, có tác dụng làm mịn, phẳng nền sàn bê tông.
  • Mâm xoa: bao quanh phần lưỡi xoa, làm từ vật liệu kim loại chắc chắn, đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng trong quá trình vận hành máy.
  • Động cơ: sử dụng trong cấu tạo máy xoa nền có thể dùng các loại động cơ chạy điện cho các model khác nhau hoặc động cơ xăng.
Hầu hết các loại máy xoa nền bê tông tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ Trung Quốc với giá thành tiết kiệm, hoặc từ Nhật Bản với nhiều ưu điểm vượt trội.

Đánh giá ưu điểm của trạm trộn bê tông【Trạm Trộn Bê Tông】

Để có được thành phẩm bê tông chất lượng thì ngoài nguyên liệu ra, kỹ thuật trộn phải cực kỳ công phu kết hợp với tỷ lệ trộn bê tông nhất định, có như vậy khả năng kết dính tạo thành khối của bê tông mới bền vững.

Chúng ta hãy cùng điểm lại những ưu điểm của trạm trộn bê tông để xem những hữu ích thiết thực mà các loại máy này đóng góp trong xây dựng nhé.

Đánh giá ưu điểm của trạm trộn bê tông

Ưu điểm của trạm trộn bê tông

  1. Ưu điểm của trạm trộn bê tông đầu tiên phải kể đến là dung tích chứa của máy trộn bê tông lớn, trộn được nhiều nguyên liệu trong khoảng thời gian ngắn, thi công nhanh hơn.
  2. Tiết kiệm được nhiều nhân công, điều phối sức lao động tập trung vào những khâu cần con người. Thay vì phải dùng đến 10 người tham gia, giờ đây khu vực nàu bạn chỉ cần từ 3 – 5 người.
  3. Chất lượng bê tông được trộn sẽ tốt hơn. Với lực trộn đều đặn của máy móc vượt trội hơn hẳn, cộng thêm nguyên liệu tốt, độ bền của sản phẩm sẽ rất cao.
  4. Sau cùng dùng trạm trộn bê tông giúp trộn được bê tông tươi, vừa tiết kiệm chi phí vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Xem thêm: Trạm trộn bê tông 30m3/h