Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin kinh tế phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin kinh tế phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

Cối trộn bê tông Sicoma

Cối trộn bê tông Sicoma là dòng cối trộn phổ biến nhất Việt Nam hiện nay, cối trộn Sicoma là thương hiệu nổi tiếng nhất ở Ý.


Mô tả sản phẩm cối trộn bê tông sicoma

MAO250/1500A:
– Dung lượng nguyên liệu khô : 2,25m3 – Bê tông đặc cứng : 1,5m3 – Dao trộn : 12 cái – Công suất điện cơ : 2motor x 30kw – Trọng lượng : 6.5 tấn

MAO3000/2000A:
– Dung lượng nguyên liệu khô : 3m3 – Bê tông đặc cứng : 2m3 – Dao trộn : 16 cái – Công suất điện cơ : 2motor x 37kw – Trọng lượng : 7.5 tấn

MAO4500/3000:
 – Dung lượng nguyên liệu khô : 4,5m3 – Bê tông đặc cứng : 3m3 – Dao trộn : 18 cái – Công suất điện cơ : 2motor x 55kw – Trọng lượng : 9.2 tấn

AO6000/4500:
– Dung lượng nguyên liệu khô : 6m3 – Bê tông đặc cứng : 4,5m3 – Dao trộn : 24 cái – Công suất điện cơ : 2motor x 75kw – Trọng lượng : 12.2 tấn

MAO7500/5000:
– Dung lượng nguyên liệu khô : 7,5m3 – Bê tông đặc cứng : 5m3 – Dao trộn : 20 cái – Công suất điện cơ : 2motor x 90kw – Trọng lượng : 15 tấn

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp trạm trộn bê tông và phụ tùng cối trộn, việc chọn được đơn vị cung cấp là rất dễ nhưng quan trọng nhất là phải tìm được đơn vị uy tín, cung cấp sản phẩm đúng chất lượng, đúng giá thành. 

Thietbitramtron.com là một trong những đơn vị uy tín, chuyên cung cấp thiết bị trạm trộn bê tông có chất lượng cao và giá cả phải chăng.

Richard Branson chia sẻ bí quyết thành công

Richard Branson - doanh nhân sở hữu 400 công ty trên toàn thế giới - Cuộc đời tôi đến từ những thách thức lớn lao!

Richard Branson

Tôi biết đến Richard Branson từ thời sinh viên khi đọc tự truyện Đường ra biển lớn (và sau đó là Mặc kệ nó làm tới đi). Lời khuyên tôi nhận được lúc ấy là: Đừng nghĩ đến những việc to tát, sinh viên mới ra trường nên tự lo được chén cơm trước!

Chia sẻ bí quyết thành công đến từ...

Bên cạnh những ý tưởng táo bạo và mẫu người hành động, Richard Branson còn được nhắc đến là bởi niềm yêu thích và cống hiến hết mình cho công việc. Người sáng lập Virgin Group nay đã hơn 63 tuổi, tuy nhiên vẫn dậy lúc 6 giờ sáng để chạy bộ.

Ông nói, tập thể dục làm tăng mức độ năng lượng, giúp bạn ngủ tốt hơn và cải thiện sự tập trung của bạn. Đây là bí quyết giúp ông luôn làm việc với tinh thần tốt nhất.

Virgin Group

Ngoài ra, Richard Branson luôn lập và giữ danh sách chi tiết. "Tôi đã  sống cuộc sống của tôi bằng cách giữ: danh sách những người gọi, danh sách các ý tưởng, danh sách các công ty để thiết lập, danh sách những người có thể làm cho mọi việc xảy ra. Mỗi ngày tôi làm việc thông qua các danh sách, và chuỗi các ý tưởng thách thức đẩy tôi về phía trước..."

Chia sẻ với các bạn trẻ trên con đường khởi nghiệp, ông nói:

"Không cần cố gắng giữ kiểm soát tất cả mọi thứ, bởi ai cũng có giới hạn. Hãy đặt mục tiêu cao và tập trung làm điều tạo nên khác biệt lớn nhất trong cuộc sống của bạn."

"Niềm yêu thích trong cuộc đời tôi đến từ những thách thức lớn lao, tưởng chừng không thể đạt được. Và cố gắng vượt qua chúng." - Richard Branson

Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá ruộng đất

Để đánh giá ruộng đất người ta dùng tiêu chí sau:

Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá ruộng đất

Đánh giá về qui mô đất nông nghiệp

Người ta thường sử dụng 3 chỉ tiêu:
  • Tổng diện tích đất nông nghiệp.
  • Diện tích đất nông nghiệp bình quân lao động.
  • Diện tích đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu.

Đánh giá về mặt bố trí sử dụng

Người ta dùng các chỉ tiêu về cơ cấu diện tích (có thể tính cho diện tích canh tác hoặc diện tích gieo trồng). Chỉ tiêu này được tính bằng phần trăm đất nông nghiệp dùng cho các mục đích trên tổng diện tích nông nghiệp.

Đánh giá việc tận dụng đất nông nghiệp trong ngành trồng trọt

Người ta dùng chỉ tiêu hệ số sử dụng ruộng đất. Hệ số sử dụng ruộng đất được tính bằng tỷ số diện tích gieo trồng trong một năm và diện tích canh tác. Diện tích canh tác của một thửa ruộng chính là diện tích tự nhiên của thửa ruộng đó.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất

  • Năng suất cây trồng: tính bằng tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích trong một vụ.
  • Năng suất ruộng đất: chỉ tiêu này được tính dưới hai hình thức:
    + Hình thức hiện vật: tính bằng tổng khối lượng nông sản (cùng loại) trên một đơn vị diện tích canh tác trong một năm, dùng để so sánh việc sử dụng đất theo từng loại cây trồng, vật nuôi.
    + Hình thức giá trị: được tính bằng tổng giá trị sản lượng hay tổng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác trong một năm. Đây là chỉ tiêu tổng hợp về sức sản xuất của đất.
  • Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên một đơn vị diện tích gieo trồng:
    + Lợi nhuận: tính bằng tổng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích trừ tổng chi phí trên diện tích đó.
    + Tỷ suất lợi nhuận: tính bằng phần trăm của lợi nhuận so với chi phí hoặc so với doanh thu.

Đánh giá ruộng đất về mặt kinh tế

Hai phương pháp để đánh giá phổ biến hiện nay:
  • Cách đánh giá của tổ chức FAO: dựa vào thang điểm 100 để chia ruộng đất thành 5 hạng (từ đất đai rất tốt đến rất xấu).
  • Cách đánh giá kinh tế ruộng đất của Việt Nam: căn cứ vào 5 yếu tố để đánh giá, đó là: chất đất, vị trí, địa hình, khí hậu - thời tiết và điều kiện tưới tiêu.

Hàng trăm biệt thự bỏ hoang trong khu đô thị từng hứa hẹn bậc nhất ở Đồng Nai

Là kết quả sau hơn 20 năm được quy hoạch lên thành phố, khu đô thị cả nghìn hecta ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) chìm trong trong cảnh hoang tàn vắng bóng. Một thực tế cho thấy người mua không thiếu, chỉ thiếu nhu cầu ở thực.

Khu đô thị bỏ hoang xanh cỏ ở Đồng Nai

Nhơn Trạch được phê duyệt quy hoạch lên thành phố từ năm 1996

Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 1996, Nhơn Trạch được phê duyệt quy hoạch lên thành phố, là đô thị loại II.

Sau khi có quy hoạch, nơi đây thu hút rất nhiều dự án lớn. Một trong số đó là khu đô thị mới Long Thọ - Phước An triển khai từ năm 2005 với diện tích 224 ha gồm các con phố biệt thự, chung cư, trường học, siêu thị, công viên... nhưng đến nay cũng chỉ vài căn có người ở.

Nhiều dự án khác vẫn là những lô đất trống, chỉ các con đường được xây dựng trước, theo thời gian cỏ cây mọc hoang dại hai bên. Nguyên nhân được cư dân sống ở đây cho là do đô thị nằm biệt lập xa trung tâm huyện, không kèm theo các dịch vụ như bệnh viện, siêu thị, chợ, trường học. Phần lớn khách mua ở đây đều là khách đầu tư, từng rất tin tưởng vào dự án được quảng cáo là khu đô thị sầm uất bậc nhất khu vực.

Cách khu đô thị hoang vắng không xa là trung tâm hành chính huyện Nhơn Trạch

Quanh trung tâm này cũng có nhiều biệt thự, tòa nhà xây dang dở rồi bỏ hoang. Nổi bật là dự án cao tầng nhất đã hoàn thiện một block nhưng chủ đầu tư cũng bỏ trống nhiều năm.

Chăn nuôi phát triển mạnh

Theo các chuyên gia kinh tế, khi nào kết nối được hạ tầng giao thông với các vùng xung quanh, trước mắt là xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2 (TPHCM) sang Nhơn Trạch thì lúc đó khu vực này mới thực sự có điểm nhấn để thu hút phát triển.

Cát nhân tạo là gì?

Cát nhân tạo là loại cát được nghiền từ đá với kích cỡ hạt tương tự cát tự nhiên, đảm bảo các yêu cầu về tính chất cơ lý hóa và được dùng thay thế hoàn toàn hoặc một phần cát tự nhiên trong bê tông và vữa xây dựng.

Cát nhân tạo là gì

Cát nhân tạo và xu hướng mới cho vật liệu bền vững

Theo số liệu thống kê, nhu cầu về cát xây dựng (cát san lấp, cát đổ bê tông, cát xây tô) từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 - 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3. Như vậy đến 2020 sẽ không còn cát để xây dựng.

Phân loại mục đích sử dụng sẽ giải quyết phần nào vấn đề khan hiếm cát, đồng thời đầy mạnh chương trình vật liệu thay thế bền vững đến với cộng đồng, điển hình là cát nhân tạo.

Tùy theo mục đích mà cát nhân tạo được chế biến từ các nguyên liệu khác nhau cho phù hợp. Như dùng cho trạm trộn bê tông thì người ta dùng cát nghiền từ đá, làm nền thì có thể dùng tro, xỉ, thạch cao..

Sử dụng tro, xỉ, thạch cao để thay thế cát san lấp thì không chỉ giải quyết được bài toán khan hiếm cát, mà còn phần nào bảo vệ môi trường và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên.

Đặc điểm và vai trò của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp

Cùng tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm và vai trò của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp

Đặc điểm của ruộng đất

Thứ nhất, ruộng đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, bởi nó vừa có tính chất của tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động vì con người tác động vào ruộng đất để làm nó tốt hơn.

Nếu nhìn dưới góc độ con người thông qua ruộng đất để truyền dẫn tác động của mình vào các đối tượng sinh vật nhằm tạo ra nông sản, thì ruộng đất là tư liệu lao động.

Ruộng đất mang cả tính chất của đối tượng lao động và tư liệu lao động nên là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp.

Thứ hai, ruộng đất được coi là một loại tài sản cố định. Loại tài sản cố định này có sự khác biệt với loại tài sản cố định thông thường khác ở chỗ:
  • Ruộng đất không chịu ảnh hưởng của qui luật hao mòn vô hình, hơn nữa giá trị của nó lại có xu hướng tăng lên.
  • Nhìn chung các tài sản cố định thông thường khi đã qua sử dụng, dù có được sữa chữa hay hiện đại hóa thì sức sản xuất cũng kém dần đi. Tuy nhiên, nếu được sử dụng hợp lý, thì sức sản xuất ngày càng tăng. Sức sản xuất của ruộng đất được biểu hiện ở độ màu mỡ của đất.
Thứ ba, ruộng đất có vị trí cố định trên bề mặt trái đất, gắn bó chặt chẽ với nguồn nước, khí hậu và hệ động thực vật đặc trưng. Đặc điểm này cùng với tài chính không đồng đều về độ màu mỡ của đất là một trong những yếu tố qui định tính khu vực của sản xuất nông nghiệp.

Vai trò của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp

Vai trò của đất đai trong nông nghiệp đặc biệt quan trọng vì để tạo ra một đơn vị giá trị trong nông nghiệp thường phải sử dụng diện tích đất lớn hơn các ngành sản xuất khác.

Ruộng đất không chỉ đóng vai trò là địa bàn tổ chức sản xuất mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng.

Thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia TPP

[tintuc]
TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) - Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - là một hiệp định thương mại tự do giữa 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam, về việc xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

tpp

Khu vực hóa và toàn cầu hóa là kết quả tất yếu của quá trình tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế. Việt Nam đã và đang tham gia một cách tích cực vào các tiến trình hội nhập quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định đối tác kinh tế với các nước trong khu vực. Riêng đối với TPP, đã kết thúc tiến trình đàm phán ngày 04/10/2015, dự kiến sẽ ký kết trong năm 2015.

Với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu, TPP còn được gọi là một hiệp định của thế kỷ 21 (5 đặc điểm khiến TPP trở thành hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21:
(i) Tiếp cận thị trường một cách toàn diện thông qua việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan về căn bản đối với tất cả các thương mại hàng hóa và dịch vụ. Điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, người tiêu dùng của các nước thành viên;
(ii) Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết hội nhập nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng của các nước trong khu vực;
(iii) Giải quyết các thách thức đối với thương mại thông qua việc thúc đẩy đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh;
(iv) Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa vào để đảm bảo rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại;
(v) Là nền tảng cho hội nhập khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái Bình Dương.).

TPP được kỳ vọng đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, tuy nhiên cũng sẽ mang đến không ít thách thức đối với nền kinh tế.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp

Việc tham gia TPP sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam gia tăng sản xuất và mở rộng thị trường nông sản ra nước ngoài:
Thứ nhất, tuy các nền kinh tế tham gia đàm phán TPP có sự phát triển không đồng đều, nhưng Việt Nam là một nước có thế mạnh trong nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho phép Việt Nam có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm. Trong khi đó, các nước Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… điều kiện về thời tiết không cho phép sản xuất nông nghiệp trong mùa đông, các quốc gia này thường phải sử dụng sản phẩm đông lạnh hoặc nhập khẩu từ các nước khác. 9 tháng đầu năm 2015, vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt 183,4 triệu USD, chiếm hơn 1% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tổng đầu tư FDI của thế giới vào Việt Nam là 17,1 tỷ USD, riêng các nước TPP là 4,4 tỷ USD cho thấy hiện nay đầu tư nước ngoài cũng như khu vực TPP vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất khiêm tốn. Do vậy, TPP sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối vào Việt Nam, nâng cao trình độ sản xuất và tạo khả năng cho ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực và trên toàn cầu.

Thứ hai, trong lĩnh vực nông nghiệp, ngay khi TPP có hiệu lực, thuế suất sẽ giảm đến 90%, thậm chí nhiều dòng thuế về 0% nên giá hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm xuống, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia cạnh tranh bình đẳng hơn. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn trên thị trường thế giới, tuy nhiên, hiện nay các mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào các nước đang phải chịu mức thuế cao. Chẳng hạn, mức thuế suất đối với cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản dao động từ 6,4 - 7,2%, trong khi đó, mức thuế suất của cá ngừ Thái Lan, Philippines vào Nhật Bản là 0%. Đây là một khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, nhưng cũng sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực đến thu nhập của ngư dân khai thác cá. Ngoài ra, theo Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, TPP sẽ tạo nhiều thuận lợi cho ngành chăn nuôi, chế biến do thuế suất nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào giảm cũng khiến cho giá cả đầu vào của các doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến giảm theo nên giá thành sản phẩm sẽ giảm và có cơ hội nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo vào 06 nước TPP (Hoa Kỳ, Brunei, Malaysia, Australia, Singapore, Mexico) chiếm khoảng hơn 12% tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2015, Mexico áp dụng trở lại mức thuế suất 20% đối với mặt hàng gạo và 9% đối với mặt hàng lúa. Động thái này cũng tạo thêm áp lực cho mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường còn lại trong TPP, lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam không đáng kể, một phần do bảo hộ sản xuất trong nước. Đối với thị trường Nhật Bản, mức thuế suất được áp dụng ở mức rất cao, lên đến 1.066%. Thuế suất cao cộng với hàng rào kỹ thuật khiến cho mặt hàng gạo rất khó tiếp cận được thị trường Nhật Bản. Do đó, với việc tham gia TPP, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%, là cơ hội tốt cho Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước, từ đó giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Thứ ba, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên gia nhập TPP cũng mở ra cơ hội cho Việt Nam trong thu hút đầu tư, hợp tác với nước ngoài nhằm hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Trong 11 nước TPP còn lại, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 2 đối tác quan trọng của Việt Nam trong thu hút vốn FDI. Theo đó, Nhật Bản có thể đầu tư vào Việt Nam để tận dụng những ưu thế, lợi thế về nông nghiệp của Việt Nam, ngược lại Việt Nam sẽ tiếp thu công nghệ và đầu tư từ Nhật Bản để cung cấp các sản phẩm nông nghiệp như rau quả, hoa tươi, cá ngừ, tôm... sang Nhật Bản và các nước TPP khác. Trên thực tế trong năm 2015, nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đã sang thăm dò, khảo sát để hợp tác phát triển nông nghiệp với Việt Nam nên nhiều khả năng Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào nông nghiệp khi TPP có hiệu lực.

Tuy nhiên, không chỉ có thuận lợi, lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức khi tham gia TPP.

Thứ nhất, mặc dù Việt Nam có lợi thế đối với sản xuất nông nghiệp, song đối với ngành chăn nuôi, Việt Nam lại không có nhiều thuận lợi. Trong 12 nước tham gia TPP, các nước Hoa Kỳ, Australia, New Zealand là những nước có lợi thế nhất về các sản phẩm chăn nuôi do có không gian rộng lớn, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm tới 70 - 80%, trong khi trồng trọt chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tiếp đến là các nước Nhật Bản, Singapore, Malaysia còn Việt Nam nằm trong nhóm ít có thuận lợi nhất về chăn nuôi. Do đó, khi TPP mở cửa thì những sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh đó, các sản phẩm chăn nuôi của thế giới sản xuất ra đều theo quy trình sản xuất công nghiệp nên có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với Việt Nam.

Thứ hai, việc giảm thuế đối với các nước thành viên TPP sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn. Sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trong khi đó, các hàng nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập. Đối với ngành trồng trọt, nếu như các sản phẩm lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều có cơ hội xuất khẩu tốt hơn thì các sản phẩm như ngô, đậu tương và mía đường sẽ gặp rất nhiều áp lực do hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng các sản phẩm này đều kém so với quốc tế.

Thứ ba, khi các nước thực hiện cam kết TPP, đồng nghĩa với việc hàng rào thuế quan sẽ bị xóa bỏ. Lúc này, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khắt khe hơn. Đây cũng là một trong những điểm yếu đối với sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, hàng hóa nông sản của Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường thế giới do vướng phải hàng rào kỹ thuật thương mại và biện pháp vệ sinh dịch tễ. Hàng nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu không tìm được đường vào thị trường các nước thì không những không phát triển và phát huy được lợi thế, lĩnh vực nông nghiệp còn có nguy cơ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế bởi hiện nay khu vực này vẫn tạo công ăn việc làm chủ yếu cho nông dân, chiếm khoảng 70% dân số.

Thứ tư, để bảo hộ hàng hóa trong nước, Việt Nam tất yếu cũng sẽ áp dụng các hàng rào phi thuế quan. Rào cản kỹ thuật chưa có hoặc rào cản kỹ thuật kém cũng sẽ khiến cho thị trường nội địa gặp bất lợi. Theo đó, nếu các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước. Mặt khác, khi quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của các nước đạt yêu cầu thì các hàng rào kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ trở nên không hiệu quả. Đồng thời, khi thu nhập và nhận thức của người tiêu dùng tăng lên, việc lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe sẽ được quan tâm hơn. Đây cũng là áp lực đối với các nhà sản xuất cũng như xuất khẩu của Việt Nam. Bởi nếu không chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thậm chí còn không tiêu thụ được ngay tại thị trường trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu.

Dịch vụ tài chính

Dịch vụ tài chính là lĩnh vực đàm phán được các nước TPP đặc biệt quan tâm, kỳ vọng đưa TPP trở thành hiệp định tự do hóa của thế kỷ 21 với những cam kết sâu rộng về tiếp cận thị trường trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hiện nay, độ mở cửa của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam vẫn còn thấp, các thị trường dịch vụ, thị trường lao động, khoa học công nghệ… vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh hoặc mới chỉ manh nha hình thành. Do đó, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới cũng như có cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, công nghệ và kinh nghiệm của các nước để phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, các điều kiện thị trường sẽ dần được xóa bỏ lại trở thành thách thức đối với thị trường tài chính của Việt nam. Những thách thức trong nước đến từ những hạn chế của hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính. Đối với lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp. So sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới, khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam còn hạn chế. Chính điều này sẽ tăng cơ hội cho các ngân hàng quốc tế tiếp cận thị phần khách hàng trong nước, từ đó ảnh hưởng tới thị trường tiềm năng của các ngân hàng trong nước.

So với các nước thành viên TPP khác, thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam kém phát triển hơn rất nhiều, đặc biệt so với Hoa Kỳ. Do vậy, áp lực cạnh tranh là không nhỏ khi các công ty nước ngoài tiếp cận và tham gia thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam. Theo đánh giá của các thành viên TPP, thương mại dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng nên các nước đã chia sẻ sự quan tâm và đạt được những thống nhất về tự do hóa thương mại dịch vụ, trong đó có lĩnh vực dịch vụ tài chính. Cụ thể, cam kết TPP đảm bảo cung cấp các cơ hội mở cửa thị trường rộng hơn cho các thành viên TPP thông qua việc cho phép cung cấp các dịch vụ tài chính cụ thể qua biên giới sang một nước thành viên TPP từ một nhà cung cấp dịch vụ của thành viên TPP khác mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán dịch vụ của mình. Không thành viên TPP nào có thể áp dụng các hạn chế định lượng đối với việc cung cấp dịch vụ (hạn chế về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ) trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định trong TPP.

Chính sách cạnh tranh và doanh nghiệp nhà nước

Cam kết TPP về DNNN dựa trên nguyên tắc:
  1. Tạo sân chơi bình đẳng giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân;
  2. Không can thiệp đến hình thức thành phần kinh tế của một quốc gia;
  3. Chỉ chi phối hành vi của DNNN khi có sự cạnh tranh của khu vực tư nhân.

12 nước TPP đều có DNNN, là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác nhưng các thành viên TPP đều nhận thấy lợi ích của việc thống nhất một khung khổ quy định về cạnh tranh liên quan đến DNNN, cụ thể:
(i) Đảm bảo các DNNN sẽ tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phù hợp với nhiệm vụ và các DNNN đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công;
(ii) Đảm bảo các DNNN hoặc các đơn vị độc quyền sẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của các thành viên khác;
(iii) Trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các DNNN nước ngoài và đảm bảo rằng các cơ quan hành chính quản lý cả các DNNN và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng;
(iv) Không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các DNNN sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ của các thành viên khác;
(v) Chia sẻ danh sách các DNNN với các thành viên khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của Chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cho các DNNN.

Đối với Việt Nam, DNNN hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế (lĩnh vực kinh doanh, số lượng lao động, tài sản, đóng góp NSNN, đóng góp GDP). Do đó, tham gia TPP vừa là thách thức song cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện cải cách khu vực DNNN. Khi tham gia TPP, các DNNN sẽ không còn được hưởng các ưu đãi, không còn những đặc quyền, đặc lợi, các doanh nghiệp tư nhân sẽ có cơ hội để phát triển và cạnh tranh bình đẳng. Đồng thời, TPP sẽ tạo sức ép thúc đẩy các DNNN chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh. Tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng cải cách mạnh mẽ DNNN, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường, loại bỏ mọi hình thức trợ cấp trái với quy định của WTO, cải cách và hoàn thiện thể chế về pháp luật kinh doanh. Như vậy, TPP về cơ bản là phù hợp với định hướng cải cách DNNN cũng như cải cách, đổi mới kinh tế thị trường của Việt Nam.

Công khai minh bạch cũng là một thách thức đối với DNNN khi tham gia TPP.

TPP yêu cầu DNNN phải công khai và minh bạch tuyệt đối trong sử dụng ngân sách, trong đó có quy định công khai và minh bạch giao dịch và tài chính của DNNN. Trong khi đó, đối với DNNN Việt Nam, việc công khai tài chính đã khó, công khai giao dịch (toàn bộ hoạt động mua, bán, ký kết, đàm phán...) lại càng phức tạp. Tuy nhiên, quy định này một mặt tạo sức ép, song đồng thời cũng tạo động lực tái cấu trúc khu vực DNNN và là cơ hội tốt để sàng lọc lại hệ thống DNNN. Thực tế đã chứng minh, nhiều doanh nghiệp Việt Nam theo thời gian đã trở nên thành công nhờ cổ phần hóa như: Bảo Việt hay Công ty cổ phần Sữa Việt Nam... Vì vậy, thách thức hiện nay của Chính phủ là phải đẩy mạnh đổi mới, cải cách hệ thống DNNN, đặc biệt là các DNNN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Mua sắm chính phủ

Mua sắm chính phủ là một trong những lĩnh vực nhạy cảm trong thương mại quốc tế, vì vậy trong khuôn khổ WTO, hiệp định về mua sắm chính phủ là hiệp định không bắt buộc các thành viên phải tuân thủ. Riêng trong khuôn khổ TPP, việc tuân thủ các điều khoản liên quan đến vấn đề mua sắm chính phủ là bắt buộc đối với tất cả các bên tham gia nhằm sử dụng thị trường mua sắm chính phủ để kích thích thương mại quốc tế phát triển với tốc độ nhanh hơn và bình đẳng hơn.

Theo hiệp định TPP, các nước sẽ:
  1. Cam kết với những nguyên tắc chính về đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử;
  2. Đồng ý công bố các thông tin liên quan một cách kịp thời, để các nhà cung cấp có đủ thời gian nhận được hồ sơ dự thầu và nộp bản chào thầu;
  3. Đối xử với các nhà thầu một cách công bằng, bình đẳng và duy trì tính bảo mật cho các nhà thầu;
  4. Đồng ý sử dụng các mô tả kỹ thuật công bằng và khách quan, sẽ chỉ duyệt hợp đồng dựa trên những tiêu chí đánh giá đã mô tả trong các thông báo và hồ sơ dự thầu;
  5. Xây dựng các quy trình hợp lý để chất vấn hoặc xem xét các khiếu nại đối với một phê duyệt.

Trong 12 thành viên đàm phán TPP, mới chỉ có một số quốc gia đã là thành viên của hiệp định mua sắm chính phủ trong khuôn khổ WTO như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canađa và Singapore.

Việt Nam, đến nay vẫn chưa mở cửa với mua sắm chính phủ. Với cam kết về mua sắm chính phủ trong TPP, việc đấu thầu sẽ thuận lợi hơn, minh bạch hơn, nhiều lựa chọn cho chủ đầu tư và tăng cường chất lượng cho công trình, cũng như thu hút được đầu tư tư nhân. Cái lợi rõ ràng có thể nhìn thấy là dùng ngoại lực, thay đổi môi trường bên trong. Ngoài ra khi tham gia TPP, Việt Nam có thêm điều kiện thuận lợi để đàm phán hiệp định mua sắm chính phủ của WTO và hoạt động đấu thầu sẽ trở nên minh bạch, công khai hơn. Đồng thời, đấu thầu sẽ khiến cho các khoản chi tiêu ngân sách đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, hiệp định mua sắm chính phủ cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam:
(i) Mua sắm chính phủ của các công ty trong nước không còn độc quyền mà phải cạnh tranh bình đẳng với các nhà thầu nước ngoài. Như vậy, Chính phủ tiêu dùng minh bạch, hiệu quả hơn và nhà thầu trong nước phải chia sẻ thị phần với nhà thầu nước ngoài. Thực hiện cam kết TPP, Việt Nam sẽ phải rất hạn chế việc chỉ định thầu, chỉ trừ trong những trường hợp cấp bách, phải chứng minh, thì mới được chỉ định thầu;
(ii) Khó khăn trong nâng cao năng lực cạnh tranh. Các nhà thầu của các nước thành viên TPP có cơ hội tham gia ngang bằng với nhà thầu trong nước, nên việc cạnh tranh sẽ rất lớn. Do đó, khi hiệp định được ký kết, đây là điểm bất lợi cho các nhà thầu trong nước và không có cách nào khác là họ buộc phải lớn mạnh. Năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp tiềm năng trong nước cho hoạt động mua sắm chính phủ còn nhiều hạn chế so với các nhà cung cấp nước ngoài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp Việt Nam chính là cơ chế chỉ định thầu trong mua sắm chính phủ hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt khi Việt Nam thực hiện cam kết của TPP, hình thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng đối với các dự án thực sự khẩn cấp.

Quy tắc xuất xứ

Một trong những nội dung quan trọng của các FTA là cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của các nước thành viên với nhau. Đối với những nước có nền kinh tế hướng tới xuất khẩu như Việt Nam, lợi ích chủ yếu và trực tiếp mà Việt Nam có thể hy vọng từ việc ký FTA với các đối tác là ở việc các đối tác sẽ loại bỏ thuế quan cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, việc loại bỏ thuế quan cho các đối tác trong FTA chỉ áp dụng đối với “hàng hóa có xuất xứ từ đối tác FTA”. Nếu các quy định về quy tắc xuất xứ không phù hợp với tình hình sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của nước xuất khẩu thì hàng hóa nước đó sẽ khó đáp ứng được các điều kiện để được coi là “có xuất xứ” phù hợp và do đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA. Trong các trường hợp như vậy, lợi ích lý thuyết mà nước xuất khẩu hy vọng có được từ FTA sẽ bị vô hiệu hóa bởi các quy tắc xuất xứ hàng hóa không hợp lý này. Vì vậy, quy tắc xuất xứ là một nội dung quan trọng trong bất kỳ FTA nào.

Tương tự các FTA khác, quy tắc xuất xứ là một trong những yêu cầu quan trọng của TPP. Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP được hiểu là: Các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ “nội khối”. Hiệp định TPP cũng quy định về nguyên tắc “cộng gộp” để các nguyên liệu đầu vào từ một bên TPP được đối xử bình đẳng như những nguyên liệu từ một bên TPP bất kỳ. Các bên tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông qua việc thiết lập một hệ thống chung trên toàn khu vực về chứng minh và kiểm tra xuất xứ hàng hóa TPP. Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất.

Đối với Việt Nam, quy tắc xuất xứ nội khối tạo nên sức ép, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường thu hút FDI, là cơ hội tốt cho Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu trong nước hoặc nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên TPP.

Các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng may mặc, da giầy và nông hải sản. Hàng nông hải sản của Việt Nam tự sản xuất tương đối tốt, tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải sử dụng phân bón, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật cho đúng cách để vượt qua hàng rào kiểm soát của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc và da giầy, Việt Nam còn vướng mắc ở khâu nguyên liệu sản xuất. Với yêu cầu của TPP, áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi” thì Việt Nam khó có thể đáp ứng được do ngành may mặc và da giầy của Việt Nam bị lệ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc là nước không tham gia TPP.

Tuy nhiên, theo cam kết cuối cùng của TPP, “cơ chế nguồn cung thiếu hụt” cũng cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực nên đây cũng là một trong những thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam cơ cấu lại nguồn nguyên liệu.
Năm 2014, nhập khẩu nguyên liệu cho ngành may mặc và da giầy của Việt Nam là 4,69 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 32,9%; Hàn Quốc 16,97%; EU 5,8%. Tuy nhiên, 03 đối tác trong TPP tương lai là Nhật Bản, Hoa Kỳ và Australia chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, tương ứng là 4,76%; 5,59% và 0,87%.
Nếu tình trạng này không được cải thiện, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các đối tác TPP sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan 0%, trước hết là hàng may mặc và da giầy. Điều này sẽ rất bất lợi cho Việt Nam.

Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Quy tắc xuất xứ của TPP vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với các ngành sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nếu vượt qua được thách thức, khai thác được cơ hội, Việt Nam sẽ sớm thoát khỏi thực trạng là một nước gia công giản đơn, chủ yếu là sử dụng lao động giá rẻ.

Trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN, đối với hầu hết các mặt hàng thì 2015 là năm cuối để thực hiện việc cắt giảm các dòng thuế về 0%, còn các FTA khác sẽ được cắt giảm rất mạnh. Do vậy, các doanh nghiệp cần biết chúng ta đang mở cửa đến đâu để có lộ trình chuẩn bị nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức. Khi tham gia TPP, các mức thuế sẽ về 0% nhưng đối với từng mặt hàng sẽ có các quy tắc xuất xứ riêng. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu lộ trình cắt giảm thuế trong các hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp cần phải hiểu và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật...) mới có thể tận dụng được các ưu đãi về thuế quan.

Kết luận

Hiệp định TPP được ký kết đã hình thành một khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Đối với Việt Nam, việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa vào các thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canađa… sẽ đem lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tạo tiền đề cho phát triển sản xuất trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với lợi ích mà TPP có thể đem lại, Việt Nam cũng phải đối diện với không ít thách thức. Do đó, TPP cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để có thể tận dụng được tối đa những lợi ích từ TPP.

Theo Th.s Hải Thu (mof.gov.vn)
[/tintuc]