Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin kinh tế phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin kinh tế phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

Chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế từ ngày 3/11/2015

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chính thức cấp Giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit, viết tắt IDP) cho công dân Việt Nam từ ngày 3/11/2015.

cap giay phep lai xe quoc te

Giấy phép lái xe quốc tế được cấp cho công dân Việt Nam và cho người nước ngoài có giấy phép lái xe (GPLX) của Việt Nam cấp, là một quyển sổ gồm nhiều trang được in cả tiếng Việt và tiếng Anh, ghi thông tin cơ bản của IDP, phạm vi sử dụng của IDP.

IDP có thời hạn cấp không quá 3 năm và được sử dụng để lái xe tại 85 quốc gia tham gia Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và Công ước về biển báo-tín hiệu đường bộ (Công ước Vienna).

Mẫu IDP

Phần khai về người lái xe và phân hạng IDP được in bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha để người được cấp IDP có thể sử dụng ở các quốc gia tham gia Công ước Vienna.
Khi người Việt Nam sử dụng IDP ở những nước tham gia Công ước Vienna thì không cần phải đăng ký trước với cơ quan quản lý giao thông ở nước đó, chỉ xuất trình IDP nếu được cơ quan kiểm soát giao thông yêu cầu. Còn những người ở các nước tham gia Công ước Vienna có IDP do quốc gia của mình cấp khi đến Việt Nam sẽ được Việt Nam công nhận để lái xe ở Việt Nam.

Hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của GPLX quốc gia do Việt Nam cấp. Người được cấp IDP là người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có GPLX quốc gia do Việt Nam cấp còn giá trị sử dụng.

Người có GPLX quốc tế phải mang theo giấy phép đó khi lái xe và xuất trình cùng GPLX quốc gia trên lãnh thổ của các nước tham gia Công ước Vienna và đồng thời tuân thủ pháp luật của nước sở tại. GPLX quốc tế có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn khi vi phạm quy định luật hiện hành nước sở tại nhưng không quá thời gian người lái xe rời khỏi nước đó.

Để được cấp IDP, ngoài đơn đề nghị theo mẫu trong Thông tư 29/2015/TT-BGTVT, công dân Việt Nam phải xuất trình bản chính GPLX do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hộ chiếu còn thời hạn, CMND để đối chiếu. Đối với người nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn, chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp, thẻ thường trú hoặc giấy tờ xác minh định cư lâu dài ở Việt Nam.

Lệ phí cấp IDP là 135.000 VNĐ, thời hạn giải quyết hồ sơ, cấp IDP tối đa là 5 ngày. Trường hợp không cấp, phải trả lời và nêu rõ lý do. Các trường hợp GPLX bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết, có sự khác biệt về nhận dạng sẽ không được cấp IDP.

Các yếu tố tác động đến môi trường vĩ mô trong kinh doanh

Môi trường kinh tế vĩ mô chịu rất nhiều tác động từ nhiều yếu tố như: xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân, lãi suât và xu hướng của lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế...

moi truong kinh te vi mo

Các yếu tố kinh tế trong kinh doanh

Có rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô như: xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân, lãi suât và xu hướng của lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế, xu hướng tỷ giá hối đoái, xu hướng tăng giảm của thu nhập thực tế, mức độ lạm phát, hệ thống thuế và mức thuế, các biến động trên thị trường chứng khoán… Doanh nghiệp cần phải xác định yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất với mình, vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả của doanh nghiệp.

Các yếu tố chính trị - pháp luật

Bao gồm hệ thống các đường lối, quan điểm chính sách của chính phủ, và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.

Luật pháp đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép hặc những ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và chấp hành pháp luật.

Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc gia. Chính phủ có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình.

Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp, là nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp.

Các yếu tố văn hóa - xã hội


Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Sự tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết. Phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa thường rất rộng, như vậy những hiểu biết về văn hóa - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến chiến lược trong tổ chức.

Các yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, vị trí địa lí, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển…Trong rất nhiều trường hợp, điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.

Các yếu tố công nghệ

Là yếu tố năng động, chứa nhiều cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp, là động lực chính trong toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp cần phải cảnh giác đối với các loại công nghệ mới vì nó có thể làm cho sản phẩm mới hơn, rẻ hơn. Công nghệ mang lại cho doanh nghiệp cách giao tiếp với người tiêu dùng.

Tóm lại phân tích môi trường vĩ mô trong kinh doanh rất phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ thuật với các thuật toán đa dạng.

Công bố quyết định TP Đồng Hới là đô thị loại II của tỉnh Quảng Bình

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập TP Đồng Hới, Thủ tướng chính phủ đã có có quyết định công nhận TP Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh


tp dong hoi

Năm 2011, TP Đồng Hới từng được Hiệp hội Đô thị Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 đô thị xanh sạch đẹp của cả nước.

Và sau 10 năm thành lập, TP Đồng Hới đã phát huy mạnh mẽ chức năng trung tâm của tỉnh Quảng Bình.

Cụ thể, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng tốc độ cao (> 13%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ công nghiệp. Bên cạnh đó, công tác quản lý đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng được tăng cường và chú trọng. Nhiều công trình kiến trúc, điểm nhấn đô thị được đầu tư xây dựng như: cầu Nhật Lệ 1, Nhật Lệ 2, sân bay Đồng Hới, công viên Nhật Lệ, quảng trường biển Bảo Ninh, đường Võ Nguyên Giáp...

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm thực hiện bước đầu có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,37%, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 1.850 USD/năm.

Các lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm, công tác giáo dục đào tạo có nhiều khởi sắc, lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa có nhiều tiến bộ hơn.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, TP Đồng Hới luôn là vị trí trung tâm và chiến lược quan trọng của tỉnh Quảng Bình.

Kỷ niệm 10 năm thành lập TP Đồng Hới, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận TP Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Chủ tịch nước trao tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.

Quy hoạch phát triển của tỉnh Long An

Tỉnh Long An được quy hoạch phát triển theo hướng đô thị vệ tinh của TPHCM và là cửa ngõ của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

quy hoach tinh long an

Tỉnh Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (giáp TP. Hồ Chí Minh) và là một trong 13 tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong bản quy hoạch vùng TPHCM, các đô thị hay thị trấn của Long An không được chú trọng, thế nhưng Mỹ Tho, với vai trò là thành phố đối trọng tại khu vực này, và sẽ trở thành đô thị loại I, trong khi Thành phố Tân An chỉ là thành phố vệ tinh, đô thị loại II.

Cụ thể xác định vai trò của tỉnh Long An trong toàn khu vực như sau:
  • Về phát triển đô thị: Long An sẽ bao gồm chuỗi 2 đô thị vệ tinh dọc theo trục Tây Nam đó là Thành phố Tân An (đô thị loại II) và Thị trấn Bến Lức (đô thị loại III).
  • Về phát triển công nghiệp: Long An sẽ tập trung vào ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • Về phát triển lĩnh vực dịch vụ, các dịch vụ quan trọng như giáo dục, y tế, du lịch, theo quy hoạch, sẽ không ở Long An.

Quy hoạch vai trò tỉnh Long An trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Vai trò của Long An bao gồm:
  • Thành phố Tân An: Thành phố công nghiệp - dịch vụ.
  • Bến Lức và Đức Hòa: có chức năng thị trấn công nghiệp, dịch vụ, du lịch, dịch vụ cảng của tỉnh.
  • Khu vực công nghiệp Đông Bắc: công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư, sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng.
  • Đồng Tháp Mười: khu vực bảo tồn môi sinh và du lịch.

Trong đó:
  • Ranh giới vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Đức Hòa (diện tích đất cao khá rộng và cao nhất trong toàn tỉnh), một số vùng thuộc TP. Tân An, một số ít khu vực thuộc phía nam huyện Cần Giuộc và Cần Đước.
  • Vùng Hạ gồm hai huyện Tân Trụ và Châu Thành thì phần đất cao cũng nằm rải rác xen kẽ với đất thấp.
  • Vùng Đồng Tháp Mười, đất thấp, trũng, không phù hợp cho phát triển đô thị. Đất cao chủ yếu tập trung ở phần phía bắc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng, giáp biên giới Campuchia.

Phân vùng đề xuất của tỉnh Long An

Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây là ranh giới chia 3 vùng:
  • Vùng 1: An ninh lương thực, du lịch và kinh tế cửa khẩu.
  • Vùng 2: Vùng đệm sinh thái.
  • Vùng 3: Vùng phát triển đô thị và công nghiệp.

Ngân hàng vẫn thu phí duy trì tài khoản thẻ?

Nhiều khách hàng phàn nàn dùng phàn nàn về việc phí quản lý và duy trì tài khoản một cách vô lý của các ngân hàng

phi duy tri the

Hầu hết các ngân hàng đều thu phí không chỉ với các tài khoản đang hoạt động mà cả các tài khoản không hoạt động.

Anh Nguyễn Thanh Tùng ở Long Biên Hà Nội cho biết, anh có mở một tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng M.chi nhánh Long Biên từ năm 2012 và vẫn hoạt động cho đến nay.

Ngày 18/6/2014, anh nhận được tin nhắn từ hệ thống ngân hàng rằng bị thu 440.000 đồng phí quản lý tài khoản. Ngay sau đó, anh gọi điện đến phòng giao dịch thì được nhân viên giải thích đây là quy định từ ngân hàng được áp dụng từ 1/4/2014. Tuy nhiên anh khẳng định không được thông báo bằng bất kỳ hình thức nào mặc dù có đăng ký số điện thoại và thường xuyên đến ngân hàng giao dịch.

Phía ngân hàng báo lại rằng có thể do sơ xuất của ngân hàng, do lỗi của hệ thống và giải thích về quy định mới của ngân hàng. Trước câu hỏi lỗi ngân hàng thì ai sẽ chịu trách nhiệm, nhân viên phòng giao dịch của M. khẳng định phí đã thu thì không thể lấy lại được.

Trao đổi với chúng tôi, anh Tùng cho biết, ngân hàng yêu cầu tổng số dư trong tháng đạt 100 triệu đồng thì không bị thu phí và dưới 100 triệu ngân hàng sẽ thu phí.

Phí duy trì tài khoản thẻ còn cao hơn cả tiệm cầm đồ

Để đạt được 100 triệu đồng trong tài khoản, trung bình 1 ngày phải duy trì khoảng 3,4 triệu đồng. Anh Tùng đã thử một phép tính đi vay ngoài tiệm cầm đồ 3,4 triệu đồng/tháng với lãi suất khoảng 4.000 đồng/triệu/ngày thì 1 tháng anh phải nộp 3,4x4.000x30 ngày bằng 408.000 đồng, thấp hơn mức 440.000 đồng mà ngân hàng thu của khách. So sánh với một số ngân hàng khác, anh Tùng cho biết phí quản lý tài khoản của ngân hàng này quá cao và bất hợp lý.

Tài khoản không hoạt động cũng không thoát

Hiện nay phần lớn các ngân hàng đều thu phí không chỉ với các tài khoản đang hoạt động mà cả các tài khoản không hoạt động. Các mức phí này được quy định cụ thể tại từng ngân hàng, dao động từ vài nghìn đồng tới vài chục nghìn đồng/tháng.

Chẳng hạn như Techcombank từ 20/6 bắt đầu thu phí duy trì tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng không hoạt động trên 6 tháng là 29.900 đồng/tháng (chưa VAT), áp dụng cho tất cả các chủ tài khoản hiện tại và đăng ký mở mới của nhà băng này.

Phí duy trì tài khoản ở TPBank là 5.000 đồng/tháng (chưa VAT); ACB thu phí tài khoản không hoạt động liên tục trên 12 tháng là 33.000 đồng/tháng; Sacombank thu phí quản lý tài khoản không hoạt động trên 6 tháng là 10.000 đồng/tháng; ở Eximbank là 33.000 đồng/tháng.

Khảo sát của chúng tôi về việc thu phí quản lý tài khoản và duy trì tài khoản không hoạt động trong thời gian dài, hầu hết người tiêu dùng đều nói không biết quy định này, thậm chí có người còn “hốt hoảng” đến ngay ngân hàng để đóng tài khoản cũ. Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền ở Ba Đình, Hà Nội cho biết, khi nghe tin ngân hàng thu phí duy trì tài khoản cũ chị rất “sốc” vì bản thân có tới cả chục tài khoản ngân hàng. “Có những ngân hàng tôi chỉ mở tài khoản để phục vụ việc chuyển và nhận tiền một vài lần, sau đó không dùng nữa và đinh ninh rằng sau một thời gian nhất định ngân hàng sẽ tự động đóng tài khoản. Giờ đây chiếu theo quy định này, biết đâu một ngày nào đó tôi phải mang nợ cả đống tiền”, chị Huyền nói.

Theo Phó Tổng giám đốc của một ngân hàng thương mại cổ phần, hiện nay việc thu phí quản lý và duy trì tài khoản không phải là mới mẻ, đã được quy định rõ và công khai trên các website của ngân hàng. Có ngân hàng quy định sau 12 tháng liên tục không phát sinh giao dịch nào thì có thể tự động đóng tài khoản, nhưng cũng có những nhà băng không thực hiện như vậy mà vẫn duy trì tài khoản cho khách hàng. Việc duy trì tài khoản nếu thu phí thì thường thực hiện truy thu vào lần phát sinh các giao dịch đầu tiên sau thời gian tạm ngưng hoạt động.

Vị lãnh đạo ngân hàng này cũng khuyến cáo, trong bối cảnh các ngân hàng đều thu rất nhiều loại phí như hiện nay thì chủ thẻ nên thường xuyên liên lạc với ngân hàng để cập nhật những chính sách mới nhất và có các quyết định điều chỉnh cho phù hợp.

Nên bỏ phí duy trì tài khoản

Trong khi các ngân hàng vẫn tích cực thu các loại phí với tài khoản thẻ thì Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thương lại cho rằng có những loại phí không nên thu.

Cụ thể, theo quy định hiện nay đang được các ngân hàng áp dụng thì chủ thẻ phải chịu phí duy trì tài khoản, ngay cả trong trường hợp khách hàng yêu cầu mở thẻ nhưng không đến nhận thẻ thì thẻ sẽ bị hủy và chủ thẻ vẫn phải chịu khoản phí phát hành thẻ, phí duy trì tài khoản thẻ, song đây là một trong số các quy định chưa phù hợp với quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ quan này cho rằng, ngân hàng nên bỏ quy định khách hàng phải chịu phí duy trì tài khoản thẻ, thay vào đó là đưa ra quy định, nếu sau thời hạn nhất định mà khách không đến nhận thẻ thì tài khoản của khách hàng đã bị hủy, khách hàng chỉ phải chịu mất số dư tối thiểu, tránh trường hợp khách quên nhưng sau nhiều năm vẫn phải chịu nợ phí duy trì tài khoản.

Về các loại phí chung mà ngân hàng áp dụng, theo Cục quản lý cạnh tranh, những thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về phạm vi các loại phí, khoản phí, mức phí cần minh bạch, rõ ràng. Khách hàng phải trả những khoản phí nào, mức phí bao nhiêu, phương thức thanh toán phí như thế nào phải được chỉ ra cụ thể để khách hàng biết rõ. Các khoản phí, mức phí theo biểu phí do ngân hàng quy định và có thể thay đổi, nhưng với bất kỳ thay đổi nào phải thông báo trên các kênh để khách hàng biết trước khi thay đổi và có sự đồng ý, thỏa thuận của khách hàng.

Tái định cư là gì? Phân loại tái định cư

Tái định cư là một vấn đề lớn của quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong những trường hợp điển hình như xây đập, làm đường, phát triển đô thị.
tai dinh cu

Một số khái niệm có liên quan đến "Tái định cư":

  • Thu hồi đất:
    Thu hồi đất đang sử dụng là hình thức chuyển giao quyền sử dụng diện tích đất đai nhất định từ chủ thể này sang chủ thể khác. Hay: Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật đất đai năm 2003 (Điều 4 LĐĐ 2003).
  • Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
    Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Đ4 LĐĐ 2003). Bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất là việc khôi phục lại giá trị tài sản, nguồn sinh sống, lợi ích vật chất và tinh thần theo nghĩa rộng cho người sử dụng đất bị ảnh hưởng do quá trình triển khai thực hiện dự án – là hình thức trách nhiệm dân sự để bù đắp những tổn thất về vật chất tinh thần cho bên thiệt hại nhưng thiệt hại này không phải do hành vi trái pháp luật (của nhà đầu tư hay của Nhà nước) gây ra, mà thực chất là kết quả của chu trình “phá hủy – tái tạo” trong quá trình phát triển đô thị và kinh tế – xã hội.
  • Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
    Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
Như vậy, tái định cư là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, dùng để chỉ những ảnh hưởng tác động đến đời sống của người dân do bị mất tài sản và nguồn thu nhập trong quá trình phát triển dự án gây ra, bất kể có phải di chuyển hay không và các chương trình nhằm khôi phục cuộc sống của họ. Tái định cư bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở mới.

Xem thêm: Nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Phân loại tái định cư:

1/ Về hình thức, việc tái định cư có các dạng:
- Di dân vào vùng đô thị hóa
- Chuyển dịch nội ngoại thành, bao gồm từ việc thực hiện các chương trình cải tạo đô thị cho tới việc chuyển dịch theo sở nguyện của người dân
- Tái định cư tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư
2/ Xét về sở nguyện của người dân cũng có nhiều mức độ:
- Tái định cư tự phát: là việc mua bán đất và xây dựng trái phép không theo quy hoạch. Do việc xây dựng trái phép ở khu vực không có hạ tầng, giá đất rẻ nên nhiều người có thu nhập thấp, trong đó có nhiều người thuộc diện giải tỏa từ các dự án nhận tiền bồi thường tự lo chỗ ở.
- Tái định cư tự giác: là việc tái định cư để thực hiện các dự án và người dân tự giác chấp hành kế hoạch và phương thức tái định cư, kể cả việc tạo lập chỗ ở mới ở các dự án phát triển nhà
- Cưỡng bức tái định cư: thường là cưỡng bức giải tỏa và bố trí chỗ ở cho những người bị giải tỏa chưa được sự đồng thuận của họ. Nhiều trường hợp không kiên quyết đã gây ra ách tắc cho đấu tư phát triển.
3/ Xét về tính chất, tái định cư có 2 dạng:
- Tái định cư bắt buộc: để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích chung. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới đều xác lập quyền ưu tiên của nhà nước trong việc thu hồi đất để thực hiện các dự án này ví lợi ích quốc gia.
- Tái định cư tự nguyện: thông thường trong các dự án cải tạo đô thị ở quy mô nhỏ, vì lợi ích trực tiếp của những người tham gia thực hiện dự án.

Xem nhiều hơn về: TÁI ĐỊNH CƯ

Tân Hiệp Phát sẽ có Cảng biển Dr Thanh tại Quảng Nam

Tân Hiệp Phát chính thức đầu tư xây dựng khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh ở Chu Lai, Quảng Nam

Dự án có tổng mức đầu tư 1,6 tỷ USD, triển khai thực hiện trong giai đoạn 2013-2018, bao gồm phần hạ tầng và phần nhà xưởng, thiết bị gồm 8 nhà máy và cảng quốc tế Dr. Thanh.
Giai đoạn 1 (2013-2017) có mức đầu tư 400 triệu USD.

tap doan tan hiep phat dau tu cang bien quang nam

TS. Trần Quí Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát phát biểu: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng dự án khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh sẽ góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam”.

Ông Thanh cho biết chiến lược phát triển của Tập đoàn là mở rộng và phát triển quy mô trên toàn quốc. Sau quá trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và môi trường đầu tư, Tập đoàn Tân Hiệp Phát quyết định chọn khu kinh tế mở Chu Lai là địa điểm đầu tư một khu liên hợp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống.

Cùng với việc đầu tư khu liên hợp này, Tân Hiệp Phát triển khai xây dựng khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh với quy mô hơn 700 ha, mời gọi các đối tác, doanh nghiệp phụ trợ của ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống đến đầu tư, nhằm góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.