Tỉnh Long An được quy hoạch phát triển theo hướng đô thị vệ tinh của TPHCM và là cửa ngõ của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (giáp TP. Hồ Chí Minh) và là một trong 13 tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong bản quy hoạch vùng TPHCM, các đô thị hay thị trấn của Long An không được chú trọng, thế nhưng Mỹ Tho, với vai trò là thành phố đối trọng tại khu vực này, và sẽ trở thành đô thị loại I, trong khi Thành phố Tân An chỉ là thành phố vệ tinh, đô thị loại II.
Cụ thể xác định vai trò của tỉnh Long An trong toàn khu vực như sau:
- Về phát triển đô thị: Long An sẽ bao gồm chuỗi 2 đô thị vệ tinh dọc theo trục Tây Nam đó là Thành phố Tân An (đô thị loại II) và Thị trấn Bến Lức (đô thị loại III).
- Về phát triển công nghiệp: Long An sẽ tập trung vào ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Về phát triển lĩnh vực dịch vụ, các dịch vụ quan trọng như giáo dục, y tế, du lịch, theo quy hoạch, sẽ không ở Long An.
Quy hoạch vai trò tỉnh Long An trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Vai trò của Long An bao gồm:- Thành phố Tân An: Thành phố công nghiệp - dịch vụ.
- Bến Lức và Đức Hòa: có chức năng thị trấn công nghiệp, dịch vụ, du lịch, dịch vụ cảng của tỉnh.
- Khu vực công nghiệp Đông Bắc: công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư, sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Đồng Tháp Mười: khu vực bảo tồn môi sinh và du lịch.
Trong đó:
- Ranh giới vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Đức Hòa (diện tích đất cao khá rộng và cao nhất trong toàn tỉnh), một số vùng thuộc TP. Tân An, một số ít khu vực thuộc phía nam huyện Cần Giuộc và Cần Đước.
- Vùng Hạ gồm hai huyện Tân Trụ và Châu Thành thì phần đất cao cũng nằm rải rác xen kẽ với đất thấp.
- Vùng Đồng Tháp Mười, đất thấp, trũng, không phù hợp cho phát triển đô thị. Đất cao chủ yếu tập trung ở phần phía bắc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng, giáp biên giới Campuchia.
Phân vùng đề xuất của tỉnh Long An
Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây là ranh giới chia 3 vùng:- Vùng 1: An ninh lương thực, du lịch và kinh tế cửa khẩu.
- Vùng 2: Vùng đệm sinh thái.
- Vùng 3: Vùng phát triển đô thị và công nghiệp.