Hiển thị các bài đăng có nhãn Phí quản lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phí quản lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Phí quản lý cho nhà chung cư được dùng cho các khoản nào?

Phí quản lý cho nhà chung cư thường là 5 - 10 ngàn/m2/mỗi tháng. Khi Ban Quản lý được thành lập thì mức phí này có thể sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình sử dụng. Thực tế, ở những dự án căn hộ giá rẻ tại TPHCM đã có ban quản trị, phí quản lý mỗi tháng theo m2 thường 3.000 - 5.000đ.
Phí quản lý nhà chung cư

Phí quản lý được chi cho các dịch vụ sau:


1. Phí tiện ích cho tất cả các khu vực chung:
  • Lau dọn & bảo dưỡng các khu vực chung, cùng các trang thiết bị.
  • Làm đẹp cảnh quan của các khu vực chung.
  • Bảo dưỡng sân vườn.
  • Trồng cây, duy trì, chăm sóc và trồng lại các cây ở bất kỳ khu vực trang trí nào của toàn nhà.
2. An ninh.

3. Lương cho Ban quản lý & chi phí cho các nhân viên liên quan (bảo vệ, nhân viên vệ sinh).

4. Công việc hành chính chung.

5. Chi phí để mua & thuê trang thiết bị, máy móc cần thiết cho việc quản lý bảo dưỡng khu đất, cũng như của tòa nhà.

6. Sửa chữa, bảo dưỡng các khu vực chung, khu vực ngoài trời thuộc tòa nhà và các dịch vụ liên quan mà thời gian ban đầu chủ đầu tư, sau đó là Ban quản lý cho là cần thiết, bao gồm việc sữa chữa, bảo dưỡng & thay thế:
  • Hệ thống chiếu sáng, bao gồm các đèn báo khẩn cấp trong các khu vực chung.
  • Thay bóng đèn trong khu  vực chung.
  • Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông gió đứng.
  • Trang trí và sửa chữa bên ngoài.
  • Thiết bị thu gom rác.
  • Đường nội bộ.
  • Các việc và chi phí khác cần thiết cho việc điều hành, quản lý, giám sát và bảo dưỡng tòa nhà, cùng các khu vực chung, khu vực ngoài trời thuộc tòa nhà.
7. Sữa chữa bất kỳ hư hỏng hay lỗi kết cấu nào của khu vực chung thuộc tòa nhà, trừ khi hư hỏng hay khiếm khuyết đó là do người mua căn hộ, gây ra.

8. Các hạng mục khác theo xác định của chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý quyết định vào từng thời điểm để tòa nhà có thể hoạt động và được bảo dưỡng đúng mức.

9. Cung cấp bất kỳ dịch vụ nào khác mà chủ đầu tư, Ban Quản lý, hoặc Ban Quản trị (sau khi được thành lập) cho là cần thiết một cách hợp lý cho lợi ích chung của tòa nhà, mang lại các tiện ích & tiện nghi cho các chủ hộ tòa nhà.

Bên cạnh đó, phí quản lý cho nhà chung cư còn phụ thuộc vào việc các chủ hộ thanh toán đúng thời hạn các khoản chi phí chung phải trả.

Xem nhiều hơn trong: Kinh nghiệm mua nhà

Ban Quản trị nhà chung cư có phải do chủ đầu tư chỉ định?

Điều 71 Luật nhà ở quy định nhà chung cư phải có Ban Quản trị, đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sở hữu và người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư.
ban quan tri nha chung cu

Khi nào chủ đầu tư được phép tự lập ban quản trị nhà chung cư ?

Trong thời gian đầu, Chủ đầu tư sẽ chỉ định Ban Quản lý lâm thời để điều hành nhà chung cư.

Không quá không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được đưa vào khai thác, Chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức Hội nghị các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư (còn được gọi là Hội nghị nhà chung cư) để cư dân bầu Ban Quản trị, trên cơ sở công khai và dân chủ.

Chủ đầu tư chuẩn bị các nội dung liên quan để thông qua Hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.

Số lượng thành viên Ban Quản trị do Hội nghị nhà chung cư quyết định và là đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đó. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị nhà chung cư tối đa là 3 năm. Hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

Cũng nói thêm, việc vận hành nhà chung cư bao gồm việc quản lý việc điều khiển, duy trì hoạt động của hệ thống trang thiết bị (như thang máy, máy bơm nước, máy phát điện dự phòng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các trang thiết bị khác) thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung của nhà chung cư; đồng thời, cung cấp hoặc quản lý các dịch vụ (như bảo vệ, vệ sinh, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và các dịch vụ khác) đảm bảo cho nhà chung cư hoạt động bình thường.