Hiển thị các bài đăng có nhãn Facebook. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Facebook. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách tự đánh giá mức độ ghiền Facebook của bạn

Đạt được ít nhất 4/6 tiêu chí dưới đây chắc chắn bạn đã bị ghiền Facebook (FB).

ghien facebook
Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Tháng 6/2015, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Cecilie Andraessen, ĐH Bergen (Na Uy) công bố trên tạp chí y học Psychological Reports báo cáo về tình trạng ghiền Facebook.

Sáu tiêu chí đánh giá:
  1. Bạn suốt ngày nghĩ về FB và lên kế hoạch sử dụng nó?
  2. Bạn luôn bị thôi thúc dùng FB nhiều hơn?
  3. Bạn lên FB để quên đi các vấn đề cá nhân?
  4. Bạn cố giảm thời gian chơi FB nhưng không được?
  5. Bạn bồn chồn khi bị cấm sử dụng FB?
  6. Bạn mải mê FB đến mức nó ảnh hưởng đến công việc và việc học hành của bạn?
Những ai đưa ra câu trả lời “rất thường xuyên” hoặc “thường xuyên” với ít nhất bốn trong sáu tiêu chí này là bị ghiền Facebook.

Tiến sĩ Andraessen cho biết những người thường xuyên lo lắng, không tự tin vào bản thân dễ bị nghiền FB, bởi những người này cảm thấy dễ trao đổi qua mạng xã hội hơn nói chuyện trực tiếp. Nhóm nghiên cứu ĐH Bergen khẳng định những người tự tin, tham vọng, có đầu óc tổ chức cao, ngược lại, thường không ghiền FB, mà chỉ sử dụng mạng xã hội như một công cụ làm việc và kết nối.

Và tất nhiên, phần đông phụ nữ dễ bị nghiền hơn nam giới do bản chất xã hội của FB.

Theo nghiên cứu gần đây của ĐH Công giáo Lublin tại Ba Lan, những người ghiền FB có nguy cơ bị trầm cảm, cô độc hoặc rối loạn chức năng tình dục. Hồi tháng 7, ĐH Thammasat tại Thái Lan công bố khảo sát về nạn ghiền FB ở học sinh trung học tại nước này. Khảo sát trên 972 học sinh cho thấy trung bình họ chơi FB 4 giờ/ngày và khoảng 41,8% bị ghiền.

Báo cáo của Hãng dịch vụ thông tin Experian cũng cho biết ở Singapore, giới trẻ mỗi lần lên FB là sử dụng liên tục trung bình 38 phút, cao gấp đôi người Mỹ. Báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời nhà tâm lý học Singapore Adrian Wang khẳng định ghiền mạng xã hội phải được xem là một chứng rối loạn tâm lý.

“Các bệnh nhân này gặp phải những vấn đề liên quan đến tâm lý, stress... nhưng thay vì đi khám, họ chọn giải pháp xử lý là lên mạng xã hội” - chuyên gia Wang cho hay.