Nên làm gì khi bị bỏng nước sôi?

[tintuc]

Khi bị bỏng bạn cần hạn chế sự nhân rộng của vết bỏng bằng cách loại trừ hoặc giảm bớt nguyên nhân gây bỏng, sau đó, chăm sóc vùng da bỏng nhanh lành.

Nên làm gì khi bị bỏng nước sôi

Phân loại độ sâu của bỏng

  1. Bỏng nhẹ, thường là bỏng nông, dễ khỏi, thường lành nhanh và không để lại sẹo trên vết da lành.
  2. Bỏng cấp độ 1, lớp da bị bỏng đỏ, đau rát. Bỏng cấp độ 1 này có thể là do bỏng nắng, bỏng nước sôi chỗ không có quần áo. Sau khoảng 2-3 ngày vết thương lành.
  3. Bỏng cấp độ 2 (bỏng trung bình), phần biểu bì bị tổn thương, da bị đỏ, đau rát, xuất hiện vết phỏng nước chứa dịch trong. Khoảng hơn 1 tuần để lành.
  4. Bỏng nặng, diện tích bỏng lớn, hoặc có nguyên nhân từ điện, hay hóa chất, phá hủy da, bỏng ăn sâu, tới tận xương cơ, mất cả một vùng da bị hủy hoại hoàn toàn. Bỏng nặng này thường sẽ để lại nhưng di chứng vĩnh viễn, hoặc có thể gây tử vong ngay tại chỗ. Khi gặp phải những trường hợp này cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguyên nhân gây bỏng và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, cấp cứu theo yêu cầu của các bác sĩ.

Nên làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Đầu tiên, bạn cần hạn chế sự nhân rộng của vết bỏng bằng cách loại trừ hoặc giảm bớt nguyên nhân gây bỏng:
  • Khẩn cấp làm mát vết bỏng nhanh, bằng cách mở vòi nước mát chảy lên vết bỏng, sẽ rất rát nhưng giúp hạ nhiệt không cho vết thương bị năng hơn. Đồng thời nếu có thể, hãy đồng thời cởi bớt quần áo, vật dụng gần khu vực bỏng của người bị nạn, tránh bỏng lan ra. Nếu là bỏng hóa chất, cần làm loãng bớt và loại bỏ hết hóa chất nhiều lần bằng nước sạch.
  • Đắp lên vết thương một số thành phần hữu ích như: Nha đam (từng lớp mỏng nha đam lên vết thương), lòng trắng trứng gà (có thể thêm mật ong), nước muối loãng (chủ yếu là để diệt khuẩn tránh nhiễm trùng vết thương), bã chè (giảm đau cực hiệu quả). Cần chú ý không áp dụng với trường hợp bỏng nặng.
Sau đó, tùy theo cấp độ bỏng như đã nêu trong phần đầu tiên mà có thể chuyển đến cơ sở y tế gần nhất hoặc tự điều trị tại nhà.
[/tintuc]