Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuế. Hiển thị tất cả bài đăng

Hiểu về: Phí và lệ phí

Phí và lệ phí là các nguồn thu thường đề cập đầu tiên trong các nguồn thu vốn có của ngân sách nhà nước. Hai khoản này gắn liền với chức năng cung cấp hàng hóa công.
Di chuyển nhanh đến: Phí - Lệ phí

Hiểu về phí và lệ phí

Phí và lệ phí là các khoản thu tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước song vẫn được huy động và khai thác nguồn thu đưa vào ngân sách nhà nước nhằm:
  • Tận dụng tối đa nguồn thu
  • Bù đắp được chi phí, giảm áp lực phải bù đắp từ thu thuế
  • Kiểm soát được nhu cầu sử dụng.

Phí

Phí là khoản thu mang tính bù đắp một phần chi phí thường xuyên và bất thường về các dịch vụ công cộng hoặc bù đắp chi phí cho các hoạt động duy trì, tu bổ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho người nộp phí.

Phí có rất nhiều loại, tùy theo phân cấp cho các ngành, các địa phương ban hành và thực hiện thu cho ngân sách nhà nước, mà phí được chia thành 2 loại: các loại phí mang tính phổ biến và các loại phí mang tính địa phương.

Lệ phí

Lệ phí là khoản thu bắt buộc đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm bù đắp chi phí hoạt động hành chính của nhà nước, đồng thời là khoản động viên sự đóng góp cho ngân sách nhà nước. Ví dụ: lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng...

Lệ phí mang tính chất pháp lý, thường do các cơ quan hành chính các cấp ban hành theo sự phân cấp của nhà nước. Khoản thu này đi cùng với việc nhà nước cung cấp lợi ích hoặc dịch vụ chuyên dùng nào đó, vì vậy nó mang tính chất hoàn trả trực tiếp.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp gồm quyết toán giải thể, chốt thuế tại cơ quan thuế, thủ tục khóa mã số thuế, trả giấy phép kinh doanh và con dấu...

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Các bước chính trong thủ tục giải thể doanh nghiệp

  • Rà soát sổ sách kế toán.
  • Quyết toán giải thể.
  • Tiến hành thủ tục khoá mã số thuế.
  • Tiến hành thủ tục trả giấy phép kinh doanh.
  • Tiến hành thủ tục trả con dấu.

Thời gian

Quyết toán giải thể: từ 5 ngày làm việc (tuỳ tình hình sử dụng hoá đơn).
Khoá mã số thuế: 20-30 ngày làm việc.
Thủ tục trả giấy phép và con dấu: 5 ngày làm việc.

Giấy tờ cần thiết

  • Tất cả hoá đơn chứng từ kế toán thuế: hoá đơn, biên lai phí, biên lai đóng thuế.
  • Tất cả sổ sách kế toán & tờ khai báo cáo thuế, quyết toán thuế.
  • Giấy phép kinh doanh bản chính.
  • Thông báo giải thể doanh nghiệp.
  • Danh sách chủ nợ & số nợ đã thanh toán.
  • Danh sách người lao động.
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp.
  • Một số giấy tờ liên quan khác...

Mức thuế môn bài 2017 mới nhất cho doanh nghiệp

Bạn dự định thành lập công ty và thắc mắc thuế môn bài là gì? Cách tính bậc thuế môn bài 2017 cho doanh nghiệp mới thành lập như thế nào? Bài viết sẽ tư vấn miễn phí giúp bạn:
Thuế môn bài

Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài là gì
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm.

Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương.

Cách tính thuế môn bài

Cách tính thuế môn bài
Kể từ ngày 01/01/2017 trở đi mức thuế môn bài sẽ thay đổi theo thông tư 302/2016/TT-BTC như sau:

1. Mức thuế môn bài đối với Công ty/Doanh nghiệp:
Mức thuế môn bài của các công ty/doanh nghiệp được quy định dựa theo mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của công ty/doanh nghiệp đó đăng ký.
Vốn điều lệ đối với (công ty TNHH, cổ phần)
Vốn đầu tư đối với (công ty có vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân)
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: Mức thuế môn bài 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: Mức thuế môn bài 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: Mức thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Mức thuế môn bài đối với Cá nhân, Hộ gia đình:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: Mức thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: Mức thuế môn bài 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: Mức thuế môn bài 300.000 đồng/năm.

Vài điểm lưu ý về tính thuế môn bài

  • Nếu người nộp thuế thành lập doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm: Mức thuế môn bài phải nộp là cả năm.
  • Nếu người nộp thuế thành lập trong 6 tháng cuối năm (từ 1/7 trở về cuối năm): Mức thuế môn bài phải nộp là: 50% mức cả năm.
Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp