Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuật ngữ kinh tế vĩ mô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuật ngữ kinh tế vĩ mô. Hiển thị tất cả bài đăng

Tỷ lệ nội địa hóa là gì?

Tỷ lệ nội địa hóa là tỷ lệ sử dụng các nguyên vật liệu và phụ tùng công nghiệp sản xuất trong nước so với nhập khẩu.


ty le noi dia hoa

Trong sản xuất ôtô xe máy, khi bạn nghe tỷ lệ nội địa hóa thấp nghĩa là chúng ta phải nhập nhiều linh kiện nguyên vật liệu từ nước ngoài nhiều hơn.

Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa là điều tốt, vì sẽ giúp tạo việc làm cho lao động trong nước và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên nâng cao tỷ lệ nội địa hóa chưa chắc sẽ giảm giá thành và đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm: Kinh Tế Học | Kinh Tế Vi Mô | Kinh Tế Vĩ Mô | Thuật Ngữ Kinh Tế

Các yếu tố cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rất rộng

World Economic Forum

Theo TS. Vũ Thành Tự Anh (2009, Bài giảng Fulbright):
Năng lực cạnh tranh đo lường khả năng và mức độ hiệu quả trong việc tạo ra giá trị gia tăng. Một nền kinh tế có tính cạnh tranh có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế với chi phí thấp.

Trong đó, các cấp độ của năng lực cạnh tranh: Quốc gia (địa phương), doanh nghiệp, ngành, sản phẩm.

Hai góc độ đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia:

1. Kết quả hoạt động (cạnh tranh) của nền kinh tế:
  • Tốc độ tăng trưởng năng suất (lao động, vốn, công nghệ)
  • Khả năng thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp
  • Kim ngạch và thành phần giỏ hàng xuất khẩu
2. Các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh:
  • Nhóm A: Các yêu cầu cơ bản 
  • Nhóm B: Các yếu tố tăng cường hiệu quả 
  • Nhóm C: Các yếu tố có tính sáng tạo, tinh vi hơn
Bạn có thể tham khảo thêm về năng lực cạnh tranh của quốc gia được cập nhật tại World Economic Forum.