Hiển thị các bài đăng có nhãn Tín dụng ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tín dụng ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Ngân hàng vừa giữ vai trò người đi vay (con nợ), vừa là người cho vay (chủ nợ).

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết kháu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng & các nghiệp vụ khác.

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

Thứ nhất, vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyển vốn từ những người (cá nhân, hộ gia đình, công ty và chính phủ) có nguồn vốn thặng dư (do chi tiêu ít hơn thu nhập) đến những người thiêu hụt (nhu cầu chi tiêu vượt quá thu nhập).

Nhu cầu vay vốn không chỉ để đầu tư kinh doanh mà còn dùng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trước mắt.

Tại sao việc luân chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người sử dụng vốn lại quan trọng với nền kinh tế? Những người tiết kiệm thường không đồng thời là những người có cơ hội đầu tư sinh lời cao. Như vậy, nếu không có ngân hàng thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ ách tắc.

Chính vì vậy, kênh luân chuyển vốn qua ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng không giới hạn chỉ trong mức truyền thống là luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Thông qua tín dụng ngân hàng mà vốn từ những người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả được chuyển tới những người có các dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn.

Thứ ba, thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành, nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành, nghề đó, hình thành nên cơ cấu hiện đại, hiệu quả.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao thương giữa các nước.

Thứ năm, tín dụng ngân hàng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác đầu tư vốn của chính phủ.

Thứ sáu, tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.