Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản lý thuế là gì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản lý thuế là gì. Hiển thị tất cả bài đăng

Quản lý thuế là gì? Nội dung cơ bản của quản lý thuế

Quản lý thuế là gì

Quản lý thuế là khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong cơ quan thuế; xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế.


Công tác quản lý thuế để ngày một nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả thu cho ngân sách nhà nước, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tượng nộp thuế và phải coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế.

Nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế

Phạm vi điều chỉnh: quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.

Đối tượng áp dụng: Quy định về người nộp thuế, Cơ quan quản lý thuế, Công chức quản lý thuế, Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nội dung quản lý thuế: bao gồm những hoạt động như đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, kiểm tra - thanh tra thuế, cưỡng chế - xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại …

Nguyên tắc quản lý thuế: có ba nguyên tắc chính trong quản lý thuế đó là:

  1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
  2. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Quyền và trách nhiệm của các bên thực hiện bao gồm: Quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, Quyền và nghĩa vụ người nộp thuế, Trách nhiệm của các cơ quan khác.

Hợp tác quốc tế về quản lý thuế

Hợp tác với quốc tế nhằm phối hợp thực hiện các quy định chung về quản lý thuế trong môi trường mậu dịch và hội nhập quốc tế; đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Bên cạnh đó, cần xây dựng lực lượng và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, là hai công tác khá quan trọng trong quản lý thuế, ngày càng hoàn thiện bộ máy quản lý thuế và hiện đại hóa công tác quản lý thuế là nhiệm vụ thường xuyên của ngành thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.