Nền y dược học dân tộc đã phát triển rất sớm. Từ đời Hồng bàng (2900 năm trước công nguyên), người Giao Chỉ đã biết dùng gừng, mật ong, hương phụ, thường sơn… để làm thuốc, cho trẻ em đeo các túi bùa đựng trầm hương, địa liền, hạt mùi để phòng bệnh.
Lịch sử phát triển của ngành bào chế Việt Nam
Có thể chia thành 6 giai đoạn có chuyển biến như sau:Thời kỳ Bắc thuộc
Đã có sự trao đổi y học của ta và y học của Trung Quốc, số dược liệu Việt nam được khai thác và sử dụng tăng dần.
Đời nhà Trần (thế kỉ XII – XIV)
Nền y dược học có nhiều tiến bộ như đã biết tổ chức trồng vườn thuốc, rừng thuốc… Tiêu biểu cho thời kỳ này là danh y Nguyễn Bá Tĩnh hiệu là Tuệ Tĩnh.
Ông có công lớn đề ra chủ trương “Nam dược trị Nam nhân” và bộ sách “Nam dược thần hiệu” còn được lưu truyền đến ngày nay.
Dưới triều Lê (TK XIV – XVII)
Danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông với bộ sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” một bộ sách quý của nền y dược học Việt Nam. Ông đã áp dụng một cách sáng tạo y học Trung Quốc vào hoàn cảnh Việt Nam, đã xây dựng và áp dụng nhiều bài thuốc nam có giá trị, đã đào tạo được nhiều học trò. Ông là người có công lớn trong việc xây dựng ngành dược Việt Nam.
Thời kỳ Pháp thuộc
Trường đại học y dược Đông Dương được thành lập (1902), trong đó có Bộ môn bào chế (1935). Nhiều biệt dược được đưa vào nước ta, một số cửa hàng pha chế theo đơn ra đời ở các thành phố lớn, pha chế các dạng thuốc thông thường như thuốc bột, thuốc nước, thuốc mỡ…. Sự tràn lan của thuốc ngoại làm cho ngành bào chế Việt Nam bị lãng quên.
Sau Cách Mạng Tháng Tám
Ngành dược đã phát triển mạnh và đã được chú trọng xây dựng, nhiều xí nghiệp dược phẩm Trung ương được thành lập. Các khoa dược bệnh viện cũng pha chế nhiều loại thuốc nhất là các loại dịch truyền.
Sau thống nhất đất nước 1975
Từ sau thống nhất đất nước, nhiều xí nghiệp dược phẩm đã tích cực đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ.
Các trang thiết bị và kỹ thuật mới được đưa vào nước ta như máy dập viên năng suất cao, máy đóng nang, máy ép vỉ, máy bao màng mỏng tự động, máy tạo hạt tầng sôi, máy đóng hàn ống tiêm tự độn….
Nhờ đó, dạng bào chế thực sự đã được đổi mới về hình thức.
Xem thêm: Lịch sử phát triển của ngành bào chế thế giới