Xây dựng mục tiêu của một nhà quản lý

Với vai trò là nhà quản lý, bạn cũng cần có các mục tiêu cá nhân

xay dung muc tieu quan ly

Những mục tiêu này có thể bao gồm các mục tiêu phòng ban, hay các thành phần của mục tiêu phòng ban đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt của bạn - những mục tiêu mà bạn không thể giao phó.

Chúng có thể phản ánh đóng góp của bạn cho mục tiêu của các thành viên trong nhóm bạn. Trong một số trường hợp, mục tiêu của bạn sẽ được một người cấp cao hơn giao cho bạn một chuỗi mệnh lệnh, chẳng hạn như từ một giám đốc điều hành.

Vì vậy, hãy hợp tác với cấp trên để đạt được sự nhất trí, để xây dựng một sự hiểu biết chung về các kết quả mong đợi, và đảm bảo bạn có được nguồn lực hỗ trợ và đào tạo cần thiết giúp bạn thành công.

Ngoài ra hãy đảm bảo các thành viên trong nhóm ý thức được mục tiêu cá nhân của bạn. Nếu họ hiểu được những mức độ ưu tiên của bạn và làm thế nào để các hoạt động của nhóm phù hợp với các mức độ ưu tiên đó, mọi người sẽ cùng nhau làm việc suôn sẻ hơn.

Các đặc điểm của mục tiêu hiệu quả

Một mục tiêu hiệu quả có các đặc điểm sau:
  • Được mọi người thừa nhận là quan trọng
  • Rõ ràng và dễ hiểu
  • được viết thành những từ ngữ cụ thể
  • Vừa sức và có thể phân bổ thời gian
  • Tương xứng với chiến lược của tổ chức
  • Khả thi nhưng đầy thử thách
  • Được ủng hộ bởi cơ chế khen thưởng phù hợp.

Sai làm cần tránh

  1. Kỳ vọng quá mức, không căn cứ
    Mức độ khả thi là khả năng đạt được mục tiêu, hoặc quy trình hướng tới việc đạt được mục tiêu đó là hoàn toàn có thể, thông qua các dẫn chứng khách quan.
  2. Mục tiêu và phần thưởng không tương xứng
    Phần thưởng không tương xứng tất nhiên sẽ không khích lệ nhân viên nỗ lực hoàn thành.

Bốn bước hành động để đạt được mục tiêu

  1. Phân chia mỗi mục tiêu thành các nhiệm vụ cụ thể với kết quả rõ ràng.
  2. Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ đó với thời gian rõ ràng.
  3. Thu thập nguồn lực cần thiết.
  4. Tiến hành thực hiện kế hoạch đã đề ra.