Mặt bằng bán lẻ là một phân khúc mới, ngày càng phát triển mạnh mẻ ở thị trường Việt Nam
Mặt bằng bán lẻ bao gồm:
- Cửa hàng
- Nhà hàng
- Chuỗi cửa hàng Fastfood
- Cây xăng
- Siêu thị bán sỉ, bán lẻ
- Phố buôn bán
- Các khu trung tâm vệ tinh,cộng đồng và khu vực
- Bãi đậu xe và gara
- Trạm rửa xe
- Cửa hàng giặt ủi
Cầu mặt bằng bán lẻ
Xu hướng tiêu dùng hiện nay ở Việt Nam cho thấy nhu cầu lớn đối với các thương hiệu cao cấp, các cửa hàng nhượng quyền quốc tế và hàng hóa nội địa chất lượng cao. Trong đó giới trẻ có khuynh hướng kết hợp mua sắm với ăn uống và vui chơi giải trí.Cụ thể ở TPHCM, chính các yếu tố tích cực: tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, thu nhập cá nhân tăng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao, và tốc độ phát triển đô thị hóa tăng cao, du lịch gia tăng đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về bán lẻ.
Cung mặt bằng bán lẻ
Theo Savills, TP Hồ Chí Minh đang có 6 trung tâm bách hóa, 20 trung tâm mua sắm, 6 khu bán lẻ khối đế, 58 siêu thị và 3 siêu thị bán sỉ với tổng diện tích khoảng 625.450 m2, tăng 27% so với năm trước. Dự kiến trong 5 năm tới, thị trường bán lẻ tại thành phố nhộn nhịp này sẽ có thêm khoảng 800.000 m2 nguồn cung mới.Năm 2000, Thuận Kiều plaza xuất hiện như là 1 trong những trung tâm thương mại tiên phong. Sau sự xuất hiện của Thuận Kiều plaza, một số trung tâm thương mại khác cũng hình thành và đã gầy dựng được hình ảnh khá tốt trong lòng công chúng như Diamond plaza, An Đông plaza, Thương xá Tax, Zen Plaza...
Những năm gần đây, TPHCM chào đón hàng loạt thương hiệu thời trang nổi tiếng từ thế giới du nhập vào Viêt Nam. Song song cùng nhu cầu mua sắm và vui chơi giải trí người tiêu dùng tăng mạnh là các trung tâm thương mại mọc lên liên tục, ngay cả tại những tuyến đường thuộc loại đắt đỏ nhất Sài Gòn như Lê Duẩn, Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Sản phẩm tại các trung tâm thương mại chủ yếu là quần áo, túi xách, giày dép thời trang, mỹ phẩm, nội thất...
Trong số ấy nổi bật là Tòa nhà Bitexco Financial Tower (Q1) nằm trên 3 con đường Hải Triều - Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu gắn liền với trục đường chính Nguyễn Huệ. Tòa nhà gồm 68 tấng trong đó khối đế 6 tầng dành cho kinh doanh thương mại.
Vì quỹ đất là có giới hạn, xu hướng mở rộng sang các quận ngoại thành. Chỉ riêng Quận 7, đã có Paragon, Lotte Mart, Thiên Sơn Plaza...
Còn Quận 2, một Manhattan của Việt Nam thì tiềm năng để phát triển mặt bằng bán lẻ cũng không phải là nhỏ. Dự đoán là sau khi dự án Diamond Island được thi công và hoạt động thì sẽ kéo theo hàng loạt các trung tâm sầm uất không thua kém gì khu vực Q3 và Q7.
Đến sau nhưng AEON quận Tân Phú là một trong những điểm đến thu hút đông đảo người tiêu dùng nhất.
Những yếu tố quyết định đến thành công của mặt bằng bán lẻ
Với phân khúc mặt bằng bán lẻ, cần lên kế hoạch trước cho một chiến dịch tiếp thị. Chiến dịch tiếp thị hiệu quả sẽ tạo uy tín mạnh mẽ đối với các khách thuê và khách hàng tiềm năng và đó sẽ là cơ hội từ khách thuê trong và ngoài nước.Ngoài ra để xây dựng nên sự thành công của phân khúc mặt bằng bán lẻ này, điều tiên quyết mà một nhà đầu tư cần chính là một vị trí đắc địa: khu trung tâm, vị trí tiền lợi cho bán lé; khu vực bán lẻ truyền thống, nơi có sẵn lượng khách hàng mua sắm đông đảo; dân cư đông với đối tượng khách hàng và các nhóm thu nhập đa dạng; giao thông thuận tiện, đường phố rộng lớn, có phương tiện giao thông công cộng...